Thông báo - Tin tức            
Thi công gói thầu số 7, dự án vệ sinh môi trường TP.HCM, lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Trách nhiệm chậm tiến độ, do ai? (17/04/2007)

Nhân đọc hai bài báo “Dự án vệ sinh môi trường lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Người dân sốt ruột, nhà thầu đủng đỉnh” trên Báo Thanh Niên số ra ngày 12/01/2007 và phản hồi của nhà thầu CHEC.3 “Thi công gói thầu số 7, dự án vệ sinh môi trường TP.HCM, lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Tiến độ chậm, do đâu?” trên Báo Thanh Niên số ra ngày 20/01/2007, tác giả xin có một số ý kiến phân tích về trách nhiệm của các bên như sau.

Nhà Thầu đưa ra những nguyên nhân làm chậm tiến độ gói thầu, như thể Nhà Thầu không có trách nhiệm về việc thi công chậm trễ này. Tương tự, trả lời của đại dịên chủ đầu tư (Phó Giám Đốc Ban Quản Lý Dự Án) trên Báo Thanh Niên số ra ngày 12/01/2007 không đề cập đến trách nhiệm của chủ đầu tư. Vì vậy, mục đích của bài này này nhằm phân tích và qui trách nhiệm sơ bộ và khách quan của các bên tham gia dự án dựa trên những thông tin về gói thầu số 7 từ hai bài báo nói trên. Việc phân tích này dựa trên thông lệ (Common Law) quốc tế về hợp đồng.

Về trách nhiệm chậm trễ thực hiện một hợp đồng giữa hai bên, có thể chia ra làm ba nhóm chính: (1) chậm trễ do chủ đầu tư; (2) chậm trễ do nhà thầu; và (3) chậm trễ do khách quan, bất khả kháng hay bên thứ ba. Chậm trễ do chủ đầu tư gây ra là do thiếu sót hoặc thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư và các bên đại diện của chủ đầu tư như đơn vị thiết kế hoặc đơn vị giám sát. Nếu có chậm trễ này thì chủ đầu tư cho phép nhà thầu kéo dài thời gian thi công (time extension) tương ứng và phải đền bù thiệt hại cho nhà thầu nếu có. Vì thế loại chậm trễ này gọi là có thể tha thứ và có thể đền bù (excusable and compensable delays). Tương tự, chậm trễ do nhà thầu là do thiếu sót hoặc thiếu trách nhiệm của nhà thầu hoặc các đơn vị chịu sự kiểm soát của nhà thầu như thầu phụ hoặc nhà cung cấp vật tư, thiết bị. Nếu có chậm trễ này thì nhà thầu phải đền bù thiệt hại cho chủ đầu tư theo thời gian chậm trễ tương ứng. Ví dụ, gói thầu này Nhà Thầu phải trả 400 triệu đồng/ngày chậm trễ (Theo Thanh Niên số ra ngày 12/01/2007) do Nhà Thầu gây ra. Loại chậm trễ do nhà thầu còn gọi là chậm trễ không thể tha thứ (inexcusable delays). Chậm trễ do khách quan hay bên thứ ba khi không thuộc vào trách nhiệm của chủ đầu tư hay nhà thầu, ví dụ như chiến tranh, thiên tai, thời tiết xấu “bất thường”. Bất thường ở đây có nghĩa là các bên tham gia dự án không tiên lượng được trước khi ký hợp đồng. Ví dụ, ở thành phố Hồ Chí Minh nếu có mưa suốt ngày trong thời gian tháng 12 đến tháng 4 là bất thường vì đây là mùa khô. Loại chậm trễ này thì nhà thầu được cho phép kéo dài thời gian thi công tương ứng và các bên tự gánh chịu thiệt hại do chậm trễ và được gọi là chậm trễ có thể tha thứ và không thể đền bù (excusable and noncompensable delays).

Từ những khái niệm được hiểu và thừa nhận một cách rộng rãi trên trong lĩnh vực hợp đồng và tranh chấp, những nguyên nhân chậm trễ được Nhà Thầu chỉ ra trên Thanh Niên số ra ngày 20/01/2007 được phân tích và qui trách nhiệm như sau.  

1. Về nguyên nhân “mặt bằng thi công được bàn giao rất chậm”: Nếu theo Nhà Thầu phân tích, thì có vẻ đây là trách nhiệm chậm trễ do Chủ Đầu Tư. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đơn giản như vậy. Giả sử nếu với những mặt bằng được giao, Nhà Thầu vẫn chưa hoàn thành các hạng mục trên đó do năng lực hạn chế của Nhà Thầu (thiếu vốn, vật tư, nhân công, v.v), thì Chủ Đầu Tư có quyền không bàn giao tiếp mặt bằng nếu không liên quan với những hạng mục đang thi công. Điều này cũng dễ hiểu nếu thử hình dung nguyên đoạn kênh Nhiêu Lộc thuộc gói thầu số 7 được bàn giao tất cả cho Nhà Thầu trong khi Nhà Thầu thi công “rùa bò” thì rõ ràng việc gây phiền phức cho người dân Thành Phố còn lớn hơn rất nhiều. Hành động này của Chủ Đầu tư gọi là tạo chậm trễ để giảm thiệt hại (pacing delays). Hoặc giả sử ngược lại, nếu Nhà Thầu đã thi công các hạng mục trên các mặt bằng được giao trong khi Chủ Đầu Tư chưa bàn giao tiếp mặt bằng thì Nhà Thầu có thể giảm bớt nhân lực, máy móc, vật tư trên công trường. Quyết định này của Nhà Thầu cũng được gọi là tạo chậm trễ để giảm thiệt hại (pacing delays). Nói tóm lại, với những thông tin Nhà Thầu cung cấp, không thể qui trách nhiệm gây chậm trễ do nguyên nhân bàn giao mặt bằng chậm cho bên nào ngay được. Điều này đòi hỏi đơn vị tư vấn giám sát (Công ty CDM, Hoa Kỳ) kiểm tra lại tiến độ thi công đến nay, nhật ký công trường, điều khoản hợp đồng v.v. để qui trách nhiệm cụ thể.

 

 2. Về nguyên nhân “vận chuyển vật tư luôn ở trong thế bị động”: Nhà Thầu có vẻ đổ lỗi nguyên nhân này do khách quan. Tuy nhiên, nguyên nhân chậm trễ này rõ ràng là do Nhà Thầu gây ra. Điều này là bởi vì trước khi tham gia đấu thầu và ký hợp đồng, chắc chắn Nhà Thầu được Chủ Đầu Tư mời khảo sát, đánh giá các điều kiện công trường, giao thông, luật lệ sở tại, v.v. Do đó, việc Nhà Thầu không xem xét hoặc tiên liệu các điều kiện này rõ ràng là lỗi của Nhà Thầu, ngay cả khi nếu Nhà Thầu lập hồ sơ dự thầu tại Trung Quốc mà không hề quan tâm hay khảo sát các điều kiện thực tế của gói thầu. Điều này là dễ hiểu bởi vì giao thông của thành phố, điều kiện đường giao thông chật hẹp trong khu vực công trình, v.v. là đã tồn tại trước khi hợp đồng được ký và một người bình thường cũng có thể nhận biết điều đó chứ chưa nói đến một tổ chức lớn như Nhà Thầu.

3. Về nguyên nhân “qui phạm kỹ thuật của dự án áp dụng theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ, trong khi tình hình thực tế tại Việt Nam hiện nay, nhiều loại vật liệu xây dựng không đạt tiêu chuẩn”: Nguyên nhân chậm trễ này cũng là do Nhà Thầu gây ra. Chắc chắn rằng trong hồ sơ mời thầu và tài liệu thuộc hợp đồng đã nêu rõ dự án áp dụng tiêu chuẩn nào (tiêu chuẩn Hoa Kỳ trong trường hợp này). Điều này có nghĩa rằng nhà thầu đã biết trước tiêu chuẩn áp dụng khi tham gia đấu thầu, ký hợp đồng và lên tiến độ công trình. Do đó, việc đổ lỗi cho việc vật liệu đạt tiêu chuẩn chỉ mua được từ một nhà sản xuất trong nước hay tốn thời gian để nhập khẩu vật tư lúc này là hoàn toàn phi lý và không thể chấp nhận được. Điều này có thể nói lên năng lực hoạch định, lập tiến độ, và lên kế hoạch mua sắm vật tư của Nhà Thầu là hạn chế.

 4. Về nguyên nhân “kết cấu địa chất phức tạp của địa bàn thành phố”: Tương tự như nguyên nhân thứ nhất, có vẻ Nhà Thầu ám chỉ không có trách nhiệm trong nguyên nhân này. Điều này có thể đúng, nhưng không phải luôn như vậy. Bởi vì qui trách nhiệm do nguyên nhân này phải xem xét địa chất phức tạp nằm “ngoài dự kiến” hay không. Nếu hồ sơ địa chất mà Chủ Đầu Tư cung cấp cho Nhà Thầu trong hồ sơ mời thầu hay hợp đồng phản ánh việc này (địa chất phức tạp), thì rõ ràng nguyên nhân gây chậm trễ này là do Nhà Thầu. Việc Nhà Thầu đưa ra ví dụ có một đoạn ống kích dài 300m, kế hoạch thi công chỉ một tháng rưỡi trong thực tế bị chậm 4 tháng chưa thể là một minh chứng chính xác. Ví dụ, mặc dù đã biết địa chất phức tạp, Nhà Thầu vẫn lạc quan lên tiến độ 1,5 tháng (underestimate) cho đoạn ống kích này thì đó là chậm trễ do lỗi của Nhà Thầu. Ngược lại, nếu Chủ Đầu Tư không cung cấp thông tin địa chất khảo sát đúng đắn cho Nhà Thầu thì thông thường nguyên nhân địa chất phức tạp ngoài dự kiến (differing site conditions) là thuộc trách nhiệm chậm trễ do Chủ Đầu Tư. Trong một số nước (chẳng hạn như nước Anh) hoặc một số trường hợp theo qui định trong hợp đồng, chậm trễ do địa chất phức tạp ngoài dự kiến thuộc nhóm chậm trễ do khách quan, bên thứ ba, hoặc bất khả kháng.

5. Về nguyên nhân “vướng mắc khác” như yêu cầu thay đổi thiết kế, chậm phê duyệt: Nhà Thầu nêu ra nguyên nhân này ám chỉ chậm trễ do Chủ Đầu Tư. Điều đó là đúng trong trường hợp Nhà Thầu yêu cầu thay đổi thiết kế và Chủ Đầu Tư yêu cầu chờ xét duyệt trước khi thực hiện. Tuy nhiên, nếu trường hợp Nhà Thầu liên tục yêu cầu cung cấp thông tin (request for information, RFI) bao gồm cả thay đổi thiết kế không cần thiết trong khi Chủ Đầu Tư không phê duyệt thì đó vẫn thuộc vễ lỗi của Nhà Thầu. Hãy tưởng tượng một thí sinh đang dự thi liên tục hỏi giám thị làm rõ các vấn đề nào đó trong đề thi trong khi đề thi đã rõ ràng thì việc mất thời gian hỏi và không hoàn thành bài làm là lỗi của thí sinh đó chứ không phải lỗi của giám thị.

Những thông tin khác mà Nhà Thầu cung cấp có thể xem là không liên quan đến vấn đề nguyên nhân và trách nhiệm gây chậm trễ công trình nên không phân tích ở đây. Đơn cử như việc Nhà Thầu đã đưa vốn lưu động 10 triệu USD vào để đảm bảo thi công là hoàn toàn tự nhiên. Trong thực thi hợp đồng, các nhà thầu thường ứng trước tiền xây dựng ngắn hạn (construction financing) trước khi Chủ Đầu Tư thanh toán định kỳ trên khối lượng hoàn thành.

Tóm lại, phân tích trách nhiệm một cách định tính từ những nguyên nhân do chính Nhà Thầu chỉ ra thì lỗi gây chậm trễ gói thầu số 7 này vẫn chủ yếu do Nhà Thầu. Các bên liên quan cần định lượng số ngày gây chậm trễ cụ thể do mỗi bên gây ra để đền bù thiệt hại chậm trễ nếu có theo hợp đồng. Theo Báo Thanh Niên số ra ngày 12/01/2007 thì Chủ Đầu Tư đang yêu cầu đơn vị tư vấn giám sát làm việc này.

NCS Nguyễn Duy Long

Đại Học California, Berkeley, Hoa Kỳ

 

 

Xem tin theo ngày Chọn lịch rồi chọn ngày xem tin       |          Đầu trang
 

Các tin khác
  (23/08/2023)
 Khai giảng Khóa học Giám đốc Điều hành tổ chức tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp Tiền Giang (11/11/2019)
 Kế hoạch khai giảng các khóa học Bồi dưỡng nghiệp vụ tháng 11 và 12/2019 (30/10/2019)
 Lớp Tập huấn Quản lý tài chính Kế toán; Quản lý tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập (30/10/2019)
 Khai giảng Khóa học Giám đốc Điều hành tổ chức tại Lực lượng Thanh niên xung phong TP. HCM (30/10/2019)
 Khai giảng Khóa học Giám đốc Điều hành tổ chức tại Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn (29/10/2019)
 Khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp – Hành chính sự nghiệp – Tập huấn Thông tư 107/2017/TT-BTC (08/03/2018)
 THÔNG BÁO ÔN THI SÁT HẠCH CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG (08/03/2018)
 ÔN TẬP Thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản (08/03/2018)
 Thông báo Ôn thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản (27/02/2018)
 khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp – Hành chính sự nghiệp và Tập huấn Thông tư 107 (27/02/2018)
 Lễ Khai giảng lớp Bồi dưỡng Kiến thức cho Đơn vị Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (17/08/2017)
 ĐÁP ÁN BỘ ĐỀ THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG (14/04/2017)
 Quyết định Thành lập Ban biên soạn Bộ đề thi và Đáp án Các môn thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề Môi giới BĐS (17/10/2016)
 Nguyên tắc ba C: “Chất lượng – Công nghệ - Chuỗi giá trị” – chìa khóa của hội nhập (17/10/2016)
 BỘ CÂU HỎI THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG (17/10/2016)
 Lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp (17/10/2016)
 THÔNG BÁO VỀ VIỆC TỔ CHỨC KỲ THI SÁT HẠCH KIẾN THỨC MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN (LẦN THỨ 2/2016) (09/09/2016)
 Thư Cảm ơn (05/08/2016)
 Thông báo Về việc tổ chức kỳ thi sát hạch kiến thức môi giới bất động sản (lần thứ I/2016) (05/08/2016)
 Khai giảng khóa học Giám đốc điều hành (CEO) tại Công Ty Tnhh Mtv Dịch Vụ Công Ích Thanh Niên Xung Phong (03/11/2015)
 TỔ CHỨC KHÓA HUẤN LUYỆN KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH (08/04/2015)
 THÔNG BÁO TẬP HUẤN THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (01/04/2015)
 THÔNG BÁO TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG THEO NGHỊ ĐỊNH 16/NĐ-CP NGÀY 14/02/2015 (01/04/2015)
 Chương trình đào tạo thực hành nghiệp vụ Tài chính Ngân hàng (05/11/2014)
 Khai giảng lớp Giám đốc điều hành học ngày Thứ 7 (Sáng + Chiều) (04/06/2014)
 THÔNG BÁO CHIÊU SINH KHÓA HỌC BỒI DƯỠNG KẾ TOÁN TRƯỞNG THÔNG TƯ 199/2011/QĐ-BTC VÀ THÔNG TƯ 163163/2013/TTLT-BTC-BNV TẠI TP.HCM VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG (02/06/2014)
 Kết quả kiểm tra các khóa học (05/10/2013)
 Đã có chứng nhận các khóa học (01/10/2013)
 Xin chúc mừng Thầy Vương Hoàng Thanh - giảng viên các khóa học Giám sát thi công và Quản lý dự án của CPA được trao tặng Huân chương Lao động hạng ba của Chủ tịch nước (16/01/2012)
 Lớp bồi dưỡng Nghiệp vụ đánh giá dự án đầu tư (13/07/2011)
 Khắc tên 16 nghìn tiến sỹ - xin can, xin can! (13/10/2008)
 Ẩn số quan hệ giữa ngân hàng và bất động sản tại Việt Nam (08/10/2008)
 Giáo dục VN: Loay hoay tìm cách phát minh lại... cái bánh xe (25/09/2008)
 Bộ Xây dựng công bố chỉ số giá xây dựng QII/2008 (04/09/2008)
 Thấy gì về nhà cao tầng ở Việt Nam (19/08/2008)
 Sự cố khi xây dựng phần ngầm công trình: Hoàn toàn có thể tránh được (04/08/2008)
 Địa ốc TP HCM có dấu hiệu bị làm giá (31/07/2008)
 Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng (28/07/2008)
 Hoa hậu và cú đấm của con rể bà Tư Hường (19/07/2008)
 Đất và nông dân - Tác giả: Nguyên Ngọc (02/07/2008)
 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI KHI HƯỚNG DẪN ĐO BÓC KHỐI LỰƠNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (01/07/2008)
 Một số điểm cần lưu ý khi điều tiết cung - cầu trên thị trường bất động sản (27/06/2008)
 Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành mẫu Hồ sơ mời thầu áp dụng cho gói thầu xây lắp (19/06/2008)
 Những cây cầu ấn tượng trên thế giới (18/06/2008)
 Quá ít kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp (06/06/2008)
 Niềm tin, thông tin, và điều hành vĩ mô (05/06/2008)
 Thị trường bất động sản “đóng băng”: Các doanh nghiệp địa ốc... còn rất lãi! (05/06/2008)
 Hội thảo về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng (04/06/2008)
 Thiết kế kháng chấn các công trình nhà cao tầng ở Việt Nam (03/06/2008)
 Kinh nghiệm về xây dựng phát triển nhà ở cao tầng tại Nhật Bản - đối chiếu với mô hình Singapore (02/06/2008)
 Đào tạo nghiệp vụ định giá xây dựng: Nếu không thông báo hoạt động sẽ bị đình chỉ (09/05/2008)
 Chứng chỉ hành nghề hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (08/05/2008)
 Công bố cơ sở đào tạo bất động sản đạt chuẩn (24/04/2008)
 Năm giải pháp bình ổn thị trường bất động sản (20/04/2008)
 LÁ THƯ NGƯỜI CHỦ GỞI ĐẦY TỚ (01/04/2008)
 Tiêu chuẩn kỹ sư định giá xây dựng (23/03/2008)
 Giá văn phòng cho thuê tại Việt Nam: Đắt thứ 13 trên thế giới (23/03/2008)
 Các môn chung - một vấn đề của Đại học thời hội nhập (13/03/2008)
 Cao ốc Pacific: Lấp hầm bằng đất, nước hay không khí? (07/03/2008)
 Dự án có “lãi ngầm”! (07/03/2008)
 Tăng trưởng của Việt Nam có thực sự nhanh và bền vững? (21/02/2008)
 Lựa chọn Thành công: Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam (17/02/2008)
 NHỮNG CON SỐ KINH HOÀNG VỀ GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (16/02/2008)
 Thông tin về khóa học Bất động sản tại TP. HCM (12/02/2008)
 Vân Phong: Lợi ích dân tộc phải lớn hơn lợi ích nhóm (23/01/2008)
 Khởi đầu cho những cải cách sâu rộng (22/01/2008)
 Cái tâm của người nắm quyền lực công (15/01/2008)
 Luận án tiến sĩ (24/10/2007)
 Điều kiện để kinh doanh bất động sản (18/10/2007)
 Giáo dục đại học - trách nhiệm đối với quá khứ và tương lai (16/10/2007)
 Lại chuyện triết lý giáo dục (03/10/2007)
 Tinh thần Hiến pháp (24/09/2007)
 Xin được đối thoại với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về vấn đề giáo dục (19/09/2007)
 Lấy ý kiến nhân dân về các đề án nhà Quốc hội mới (14/09/2007)
 PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC: THỰC TẠI VÀ TƯƠNG LAI. Bài 3: Sự nghiệp của toàn dân, đất nước của nhân dân (22/08/2007)
 PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC: THỰC TẠI VÀ TƯƠNG LAI. Bài 2: Nghĩ về tầm nhìn (21/08/2007)
 Giấy đỏ, Giấy hồng, Giấy xanh và ... Giấy tay (19/08/2007)
 PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC: THỰC TẠI VÀ TƯƠNG LAI. Bài 1: Ta đi một bước, thiên hạ cũng đi một bước (17/08/2007)
 Cáp treo Vinapeal và "tư duy tổ mối" (12/08/2007)
 Tổng thanh tra: 'Tôi đã từ chối nhiều quà bất thường' (04/08/2007)
 Cạnh tranh xé rào hay cuộc chạy đua xuống đáy (16/06/2007)
 THAM NHŨNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (25/05/2007)
 Vay thêm 1 tỉ USD, rót vào đâu? (16/05/2007)
 Bài 3 - Triết lý phát triển: Vai trò tiên phong của hệ thống (02/05/2007)
 Bài 1: Đột phá từ triết lý phát triển (28/04/2007)
 Bài 2: Đi tìm Triết lý Phát triển cho Việt Nam (28/04/2007)
 Xin hỏi Bộ trưởng Vũ Văn Ninh (03/04/2007)
 Newton cũng thua chứng khoán (01/03/2007)

 
 
  Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh   

Bản quyền thuộc về Trung Tâm Đào Tạo Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ CPA
Website được thiết kế và phát triển bởi Công ty TNHH Viễn Thông Tin Học TaViCo