Thông báo - Tin tức            
Bài 1: Đột phá từ triết lý phát triển (28/04/2007)

"Nếu nước ta không có nỗ lực đột phá, thì cho dù bối cảnh phát triển trong mấy thập kỷ tới vẫn tiếp tục thuận lợi như hiện nay, Việt Nam sẽ vẫn ở mức phát triển thấp so với khu vực và thế giới. Và như vậy, vào năm 2045, khi kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa và 70 năm ngày thống nhất đất nước, Việt nam vẫn chưa thoát hẳn cảnh nghèo nàn lạc hậu (giống như Mexico, Malaysia, hay Thái lan hiện nay); đồng thời họ sẽ phải chịu thêm mặc cảm tủi nhục vì vị thế thấp kém của đất nước so với Trung Quốc và các nước phát triển, cùng sự xót xa, nuối tiếc về những cơ hội vô giá mà thế hệ hôm nay đã bỏ qua".

Đây là phân tích của tiến sỹ Vũ Minh Khương, người hiện là giảng viên trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore vừa gửi tới VietNamNet.

Với ước mơ và lòng khao khát về một nước Việt Nam không chỉ sớm thoát khỏi nỗi nhục nghèo nàn mà còn vươn dậy mạnh mẽ tới tương lai của một quốc gia hùng cường, tác giả Vũ Minh Khương mong muốn được chia sẻ những trăn trở và suy nghĩ của cá nhân ông liên quan đến triết lý phát triển, khâu then chốt cần đột phá để mở ra một cục diện mới, có sức khai phóng mạnh mẽ cho công cuộc phát triển của nước ta.

Bài 1: Yêu cầu khẩn thiết của đột phá

Công cuộc đổi mới ở nước ta đã đem lại những thành quả rất đáng trân trọng: tốc độ tăng trưởng GDP trong 16 năm qua (1990-2006) xấp xỉ 7,6%/năm (Bảng 1), thuộc loại khá cao so với mức tăng trưởng của khu vực và thế giới. Một không khí lạc quan, say sưa dường như đang lan tràn với sự sôi động của thị trường chứng khoán và triển vọng thu hút nhiều dự án đầu tư mới của nước ngoài.

Bảng 1: Tăng trưởng GDP, 2004-2008

 

1990-2006

2004

2005

2006

2007*

2008*

Việt nam

7,6%

7,8%

8,4%

8,2%

8,3%

8,5%

Trung quốc

10,1%

10,1%

10,4%

10,7%

10%

9,8%

Campuchia

Thiếu số liệu

10%

13,4%

10,4%

9,5%

9,0%

*Số liệu 2007 và 2008 là dự báo

Thế nhưng, chúng ta cần tỉnh táo phân tích sâu hơn thực trạng và triển vọng tăng trưởng của đất nước để thấy hết trách nhiệm của thế hệ chúng ta hôm nay trong việc đưa nước Việt đến một tương lai mà chúng ta không phải hổ thẹn vào năm 2045, khi thế hệ con cháu chúng ta kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và 70 năm ngày thống nhất đất nước. 

Bốn lý do được phân tích dưới đây sẽ cho thấy chúng ta đang đứng trước những đòi hỏi khẩn thiết phải đột phá:

1) Thứ nhất, trong so sánh với Trung quốc, chúng ta không chỉ chậm hơn hẳn trong nhịp độ phát triển hiện tại, mà sẽ thấp kém hơn rất nhiều trong vị thế tương lai: 

Tốc độ tăng trưởng GDP của chúng ta khá cao nhưng so với Trung quốc thì thấp hơn hẳn bởi một khoảng cách từ 2 đến 2,5%; trong giai đoạn 1990-2006, tốc độ tăng trưởng GDP  trung bình của Việt nam và Trung quốc tương ứng là 7,6% và 10,1% (Bảng 1). 

Sự thua kém về tăng trưởng GDP bình quân đầu người lại càng lớn hơn do tốc độ tăng dân số của Trung quốc thấp hơn ta; cùng trong giai đoạn 1990-2006, tốc độ tẳng trưởng GDP  bình quân đầu người của nước ta là 6,0% trong khi của Trung quốc là 9,1%. 

Động thái tăng trưởng của Việt nam và Trung quốc kể từ khi công cuộc cải cách phát huy hiệu lực ở mỗi nước (năm 1990 với Việtnam, năm 1980 với Trung quốc) cho thấy tăng trưởng GDP 7,6% của Việt nam  giai đoạn 1990-2006 khá giống với các nước Đông Nam Á trong thời kỳ 20 năm, 1975-1995 (Thái lan: 8,1%; Malaysia: 7,5%;  Inđônêsia: 7,1%), trong khi của Trung quốc (tăng trưởng GDP đạt 9,8% trong giai đoạn 1980-2006) tương tự và có phần trội vượt hơn các con rồng châu Á trong thời kỳ 30 năm, 1965-1995 (Singapore: 9,0%; Hàn quốc: 8,4%). 

Hơn nữa, Trung quốc đã có hàng chục năm đạt tốc độ tăng trưởng GDP ở mức trên 10% (dấu hiệu của nền kinh tế cất cánh), trong khi tăng trưởng GDP của Việt nam chỉ đạt tới mức cao nhất của mình là 9,5% vào năm 1995.  

Kết quả là, khoảng cách thu nhập bình quân đầu người giữa nước ta và Trung quốc mỗi ngày một cách xa. Nếu vào năm 1976, khi nước ta mới thống nhất, mức thu nhập bình quân đầu người của hai nước xấp xỉ bằng nhau (khoảng 140 USD), thì đến năm 2006, mức thu nhập bình quân đầu người của Trung quốc (1.589USD) đã gấp gần ba lần nước ta (578USD). 

Với giả định lạc quan rằng công cuộc phát triển của cả hai nước vẫn tiếp tục thuận lợi như trong mấy thập kỷ qua, điều mà chúng ta đều mong muốn. Thế thì, điều gì sẽ xảy ra vào năm 2045 nếu Việt nam không có nỗ lực đột phá để vượt lên.

Phân tích dưới đây theo hai tình huống lạc quan A và B cho thấy, vị thế  của Việt nam vào năm 2045 so với Trung quốc sẽ vô cùng thấp kém.

Theo Tình huống này, vào năm 2045, mức thu nhập GDP bình quân đầu người của Việt nam vào khoảng 5.600 USD, thấp hơn so với mức hiện nay của Mexico (6.200 USD), trong khi của Trung quốc vào khoảng 39.600 USD (xấp xỉ mức hiện nay của Hoa kỳ và Nhật bản).

Tuy nhiên, đây là giả định siêu lạc quan, ít hiện thực cho cả hai nước vì theo qui luật hội tụ, tốc độ tăng trưởng của mỗi quốc gia có thiên hướng giảm khi mức thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao lên. 

Tình huống B-LẠC QUAN HIỆN THỰC (Lược đồ 1B) giả định rằng trong 10 năm tới (2007-2016), cả hai nước tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người đã đạt được trong thời kỳ cải cách của mình (Việt nam: 6,0%; Trung quốc: 8,6%); sau đó, trong 29 năm  tiếp theo (2017-2045), tăng trưởng GDP bình quân đầu người của hai nước chậm lại: Việt nam theo mô hình của Thái lan giai đoạn 1975-2005 với mức tăng 4,7%/năm; Trung quốc theo mô hình của Hàn quốc cùng trong giai đoạn 1975-2005 này, với mức tăng 5,7%/năm. 

chart1b.jpg
 

Theo Tình huống này, vào năm 2045, mức thu nhập GDP bình quân đầu người của Việt nam vào khoảng 3.900 USD, thấp hơn mức hiện nay của Malaysia (4.400 USD); trong khi đó, mức thu nhập bình quân đầu người của Trung quốc sẽ vào khoảng 18.100 USD, cao hơn mức hiện nay của Hàn quốc (13.500 USD) và gần bằng mức hiện nay của Italia (19.500 USD). Giả định này vẫn là rất lạc quan cho cả hai nước, đặc biệt với Việt nam, tuy nhiên, tính hiện thực khá cao. Trong một tình huống kém lạc quan hơn, (không trình bày ở đây), vào năm 2045, Việt nam đạt được trình độ phát triển hiện nay của Thái lan, trong khi Trung quốc ở mức hiện nay của Hàn quốc. 

Các Tình huống trên đây cho thấy, nếu nước ta không có nỗ lực đột phá, thì cho dù bối cảnh phát triển trong mấy thập kỷ tới vẫn tiếp tục thuận lợi như hiện nay, Việt nam sẽ vẫn ở mức phát triển thấp so với khu vực và thế giới, trong khi Trung quốc sẽ tiến rất xa và trở thành một nước công nghiệp phát triển. Và như vậy, vào năm 2045, khi kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa và 70 năm ngày thống nhất đất nước, Việt nam vẫn chưa thoát hẳn cảnh nghèo nàn lạc hậu (giống như Mexico, Malaysia, hay Thái lan hiện nay); đồng thời họ sẽ phải chịu thêm mặc cảm tủi nhục vì vị thế thấp kém của đất nước so với Trung quốc và các nước phát triển, cùng sự xót xa, nuối tiếc về những cơ hội vô giá mà thế hệ hôm nay đã bỏ qua.

Thứ hai, những dân tộc tương đồng với chúng ta đang có những nỗ lực vượt lên

Chỉ xin nêu hai ví dụ gần gũi, có tính điển hình: Hàn quốc và Campuchia.

Hàn quốc tiêu biểu về khát vọng và nỗ lực vươn lên của một dân tộc từ nghèo khó, chiến tranh, thậm chí chết đói vào những năm 1950. Chính phủ Hàn quốc hoạch định rất rõ các bước đi để đất nước này trở thành thành viên khối các nước công nghiệp phát triển OECD vào năm 1996 (trong vòng chưa  đầy  40 năm kể từ khi khởi đầu công cuộc công nghiệp hóa). Và hiện nay, họ đang quyết liệt  thực hiện chiến lược cường quốc nhằm đạt trình độ khoa học công nghệ của 7 cường quốc hàng đầu thế giới (G7) vào năm 2025. Đặc biệt đáng chú ý là, chính phủ và các công ty Hàn quốc hết sức chú trọng xây dựng những yếu tố nền tảng của một xã hội dân chủ, trong đó người dân không còn mặc cảm, thụ động mà trở thành chủ nhân với ý thức công dân và niềm tin ngày càng sâu sắc vào sự công bằng và minh bạch của thiết chế xã hội.

Campuchia là một dẫn chứng về một nước láng giềng chịu những thiệt thòi và mất mát to lớn do chiến tranh và diệt chủng nhưng đã bắt đầu vươn lên sống động trên nền tảng của một xã hội với thiết chế hiện đại, tuy còn non nớt. Bảng 1 với số liệu của Ngân hàng phát triển châu Á cho thấy, tăng trưởng GDP của Campuchia trong ba năm qua và dự kiến cho hai năm tới vượt hơn hẳn Việt nam. 

Thứ ba, đó là sự đòi hỏi bởi qui luật thép của phát triển

Vận động phát triển của một xã hội chịu sự tác động của một qui luật thép liên quan đến tiến triển về thứ bậc nhu cầu của cá nhân con người theo mô hình Maslow, do nhà Tâm lý học nổi tiếng Abrham Maslow đưa ra năm 1946. 

Mô hình này, trong một sự khái quát có tính tương đối, chỉ ra ràng nhu cầu của mỗi con người ta gia tăng từ thấp đến cao theo năm thứ bậc chính. Ở thang bậc thấp nhất là Nhu cầu Sinh tồn (có tính vật chất như ăn, uống, sinh hoạt); Ở thang bậc thứ hai là Nhu cầu An toàn (như an ninh, sức khỏe, nguồn thu nhập); thang bậc thứ ba là  Nhu cầu Yêu thương (hạnh phúc gia đình, tình bạn); thang bậc thứ tư là Nhu cầu Trân trọng (đựoc tin tưởng, trân trọng bởi bè bạn, đồng nghiệp về thành tích-đóng góp, được hãnh diện về đất nước, đồng bào); và thang bậc thứ năm, cao nhất, đó là Nhu cầu Lý tưởng (theo đuổi khát vọng, sáng tạo, đức hạnh, chân lý). 

Theo mô hình này, với đại đa số, con người ta sẽ bước lên nhu cầu ở thang bậc cao hơn khi và chỉ khi các nhu cầu ở bậc thấp hơn đã được thỏa mãn. Trong những tình huống đặc biệt (như chiến tranh, cách mạng, con người ta có thể tạm hy sinh các nhu cầu thấp và có ngay các nhu cầu ở thang bậc cao nhất trong hy vọng sẽ được thỏa mãn nhu cầu thấp hơn trong ngày mai chiến thắng). 

Người dân nước ta sau nhiều thập kỷ mất mát và đói khổ do hậu quả của chiến tranh và cơ chế quản lý quan liêu bao cấp, đã bùng phát nhu cầu ở thang bậc thấp nhất khi đất nước hòa bình và nền kinh tế khởi sắc. Với đà phát triển của nền kinh tế, một bộ phận lớn dân chúng hiện nay đã thỏa mãn được nhu cầu ở bậc thấp (Sinh tồn, An toàn) và đang bước lên các nhu cầu cao (Yêu thương, Trân trọng, và Lý tưởng). 

Thế nhưng, xu thế dịch chuyển lên thang bậc nhu cầu cao hơn có thể bị chậm lại nếu môi trường làm ăn không thật minh bạch, ổn định hoặc hoặc xã hội bị cuốn hút vào các nhu cầu vật chất thấp kém có tính hưởng lạc và dục vọng do sự sa sút của nền tảng đạo đức xã hội. 

Một khi xu thế dịch chuyển lên các nhu cầu cao được đẩy nhanh, người dân sẽ có đòi hỏi rất bức bách về các nhu cầu cao hơn. Ở thang bậc thứ ba, đó là sự quan tâm với tinh thần trách nhiệm của bộ máy công quyền và lòng thấu cảm của những người được bầu  chọn làm đại diện nhân dân; Ở thang bậc thứ tư, đó là sự cao quí trong tiêu chí đánh giá và thái độ trân trọng của xã hội với tài năng và công lao đóng góp của mỗi người; Ở thang bậc thứ năm, cao nhất, đó là môi trường tự do phấn khích cho mọi người được sáng tạo, ước mơ, và theo đuổi hoài bão và lý tưởng của mình. 

Nếu không có đột phá, hệ thống chính trị của chúng ta sẽ chỉ có thể tồn tại nhờ vào cố gắng làm chậm lại xu thế dịch chuyển lên nhu cầu cao hơn của xã hội bằng cách chấp nhận để xã hội bị kìm chế ở các nhu cầu thấp, đặc biệt là sự cuốn hút vào các nhu cầu vật chất tầm thường trong sự hoành hành của nạn tham nhũng và tha hóa.

Đột phá sẽ đẩy nhanh sự vận động đi lên của xã hội, và đó sẽ là động lực, không chỉ đưa đất nước thoát ra khỏi quốc nạn tham nhũng thoái hóa đạo đức mà còn đặt nền tảng khai phóng mạnh mẽ cho công cuộc phát triển của nước ta trong những thời gian tới.

Thứ tư, chỉ có đột phá quyết liệt, Việt nam mới có hy vọng trở thành một nước công nghiệp và đuổi kịp Trung quốc về mức thu nhập vào năm 2045

chart1c.jpg
 
Giả định rằng, Trung quốc sẽ phát triển theo Tình huống LẠC QUAN HIỆN THỰC như phân tích ở trên trong Lược đồ 1B. Theo Tình huống này, vào năm 2045, Trung quốc sẽ trở thành một nước công nghiệp với mức thu nhập bình quân đầu người gần bằng Italia hiện nay. Đây có lẽ cũng chính là khát vọng của người Việt Nam khi chúng ta hướng tới năm 2045.  

Trong tình huống này, để vượt lên và bắt kịp Trung quốc vào năm 2045, tăng  trưởng của nền kinh tế nước ta phải có những bước tiến vượt bậc: đạt mức tăng GDP bình quân đầu người với tốc độ 7,0% trong ba năm 2007-2009 (thời gian chuẩn  bị), rồi tăng  lên mức 9,5% cho suốt giai đoạn 36 năm (2010-2045). Như vậy, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu  người của nước ta cho cả giai đoạn 39 năm, 2007-2045 phải đạt mức 9,1%,  xấp xỉ kỷ lục của Singapore giai đoạn 1965-1995 và của Trung quốc giai đoạn1990-2006.

Điều này sẽ chỉ có thể xảy ra nếu Việt nam có những bước phát triển đột phá.

Đột phá rõ ràng đã trở thành một yêu cầu khẩn thiết cho sự nghiệp phát triển nước ta. Thế nhưng, đột phá không bắt đầu từ cố gắng sửa đổi một vài thủ tục hành chính, hay biện pháp đốc thúc quyết liệt một số dự án trọng điểm, mà phải khởi đầu từ TRIẾT LÝ PHÁT TRIỂN. 

Bài 2: Đi tìm triết lý phát triển cho Việt Nam

 

Xem tin theo ngày Chọn lịch rồi chọn ngày xem tin       |          Đầu trang
 

Các tin khác
  (23/08/2023)
 Khai giảng Khóa học Giám đốc Điều hành tổ chức tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp Tiền Giang (11/11/2019)
 Kế hoạch khai giảng các khóa học Bồi dưỡng nghiệp vụ tháng 11 và 12/2019 (30/10/2019)
 Lớp Tập huấn Quản lý tài chính Kế toán; Quản lý tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập (30/10/2019)
 Khai giảng Khóa học Giám đốc Điều hành tổ chức tại Lực lượng Thanh niên xung phong TP. HCM (30/10/2019)
 Khai giảng Khóa học Giám đốc Điều hành tổ chức tại Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn (29/10/2019)
 Khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp – Hành chính sự nghiệp – Tập huấn Thông tư 107/2017/TT-BTC (08/03/2018)
 THÔNG BÁO ÔN THI SÁT HẠCH CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG (08/03/2018)
 ÔN TẬP Thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản (08/03/2018)
 Thông báo Ôn thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản (27/02/2018)
 khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp – Hành chính sự nghiệp và Tập huấn Thông tư 107 (27/02/2018)
 Lễ Khai giảng lớp Bồi dưỡng Kiến thức cho Đơn vị Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (17/08/2017)
 ĐÁP ÁN BỘ ĐỀ THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG (14/04/2017)
 Quyết định Thành lập Ban biên soạn Bộ đề thi và Đáp án Các môn thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề Môi giới BĐS (17/10/2016)
 Nguyên tắc ba C: “Chất lượng – Công nghệ - Chuỗi giá trị” – chìa khóa của hội nhập (17/10/2016)
 BỘ CÂU HỎI THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG (17/10/2016)
 Lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp (17/10/2016)
 THÔNG BÁO VỀ VIỆC TỔ CHỨC KỲ THI SÁT HẠCH KIẾN THỨC MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN (LẦN THỨ 2/2016) (09/09/2016)
 Thư Cảm ơn (05/08/2016)
 Thông báo Về việc tổ chức kỳ thi sát hạch kiến thức môi giới bất động sản (lần thứ I/2016) (05/08/2016)
 Khai giảng khóa học Giám đốc điều hành (CEO) tại Công Ty Tnhh Mtv Dịch Vụ Công Ích Thanh Niên Xung Phong (03/11/2015)
 TỔ CHỨC KHÓA HUẤN LUYỆN KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH (08/04/2015)
 THÔNG BÁO TẬP HUẤN THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (01/04/2015)
 THÔNG BÁO TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG THEO NGHỊ ĐỊNH 16/NĐ-CP NGÀY 14/02/2015 (01/04/2015)
 Chương trình đào tạo thực hành nghiệp vụ Tài chính Ngân hàng (05/11/2014)
 Khai giảng lớp Giám đốc điều hành học ngày Thứ 7 (Sáng + Chiều) (04/06/2014)
 THÔNG BÁO CHIÊU SINH KHÓA HỌC BỒI DƯỠNG KẾ TOÁN TRƯỞNG THÔNG TƯ 199/2011/QĐ-BTC VÀ THÔNG TƯ 163163/2013/TTLT-BTC-BNV TẠI TP.HCM VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG (02/06/2014)
 Kết quả kiểm tra các khóa học (05/10/2013)
 Đã có chứng nhận các khóa học (01/10/2013)
 Xin chúc mừng Thầy Vương Hoàng Thanh - giảng viên các khóa học Giám sát thi công và Quản lý dự án của CPA được trao tặng Huân chương Lao động hạng ba của Chủ tịch nước (16/01/2012)
 Lớp bồi dưỡng Nghiệp vụ đánh giá dự án đầu tư (13/07/2011)
 Khắc tên 16 nghìn tiến sỹ - xin can, xin can! (13/10/2008)
 Ẩn số quan hệ giữa ngân hàng và bất động sản tại Việt Nam (08/10/2008)
 Giáo dục VN: Loay hoay tìm cách phát minh lại... cái bánh xe (25/09/2008)
 Bộ Xây dựng công bố chỉ số giá xây dựng QII/2008 (04/09/2008)
 Thấy gì về nhà cao tầng ở Việt Nam (19/08/2008)
 Sự cố khi xây dựng phần ngầm công trình: Hoàn toàn có thể tránh được (04/08/2008)
 Địa ốc TP HCM có dấu hiệu bị làm giá (31/07/2008)
 Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng (28/07/2008)
 Hoa hậu và cú đấm của con rể bà Tư Hường (19/07/2008)
 Đất và nông dân - Tác giả: Nguyên Ngọc (02/07/2008)
 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI KHI HƯỚNG DẪN ĐO BÓC KHỐI LỰƠNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (01/07/2008)
 Một số điểm cần lưu ý khi điều tiết cung - cầu trên thị trường bất động sản (27/06/2008)
 Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành mẫu Hồ sơ mời thầu áp dụng cho gói thầu xây lắp (19/06/2008)
 Những cây cầu ấn tượng trên thế giới (18/06/2008)
 Quá ít kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp (06/06/2008)
 Niềm tin, thông tin, và điều hành vĩ mô (05/06/2008)
 Thị trường bất động sản “đóng băng”: Các doanh nghiệp địa ốc... còn rất lãi! (05/06/2008)
 Hội thảo về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng (04/06/2008)
 Thiết kế kháng chấn các công trình nhà cao tầng ở Việt Nam (03/06/2008)
 Kinh nghiệm về xây dựng phát triển nhà ở cao tầng tại Nhật Bản - đối chiếu với mô hình Singapore (02/06/2008)
 Đào tạo nghiệp vụ định giá xây dựng: Nếu không thông báo hoạt động sẽ bị đình chỉ (09/05/2008)
 Chứng chỉ hành nghề hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (08/05/2008)
 Công bố cơ sở đào tạo bất động sản đạt chuẩn (24/04/2008)
 Năm giải pháp bình ổn thị trường bất động sản (20/04/2008)
 LÁ THƯ NGƯỜI CHỦ GỞI ĐẦY TỚ (01/04/2008)
 Tiêu chuẩn kỹ sư định giá xây dựng (23/03/2008)
 Giá văn phòng cho thuê tại Việt Nam: Đắt thứ 13 trên thế giới (23/03/2008)
 Các môn chung - một vấn đề của Đại học thời hội nhập (13/03/2008)
 Cao ốc Pacific: Lấp hầm bằng đất, nước hay không khí? (07/03/2008)
 Dự án có “lãi ngầm”! (07/03/2008)
 Tăng trưởng của Việt Nam có thực sự nhanh và bền vững? (21/02/2008)
 Lựa chọn Thành công: Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam (17/02/2008)
 NHỮNG CON SỐ KINH HOÀNG VỀ GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (16/02/2008)
 Thông tin về khóa học Bất động sản tại TP. HCM (12/02/2008)
 Vân Phong: Lợi ích dân tộc phải lớn hơn lợi ích nhóm (23/01/2008)
 Khởi đầu cho những cải cách sâu rộng (22/01/2008)
 Cái tâm của người nắm quyền lực công (15/01/2008)
 Luận án tiến sĩ (24/10/2007)
 Điều kiện để kinh doanh bất động sản (18/10/2007)
 Giáo dục đại học - trách nhiệm đối với quá khứ và tương lai (16/10/2007)
 Lại chuyện triết lý giáo dục (03/10/2007)
 Tinh thần Hiến pháp (24/09/2007)
 Xin được đối thoại với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về vấn đề giáo dục (19/09/2007)
 Lấy ý kiến nhân dân về các đề án nhà Quốc hội mới (14/09/2007)
 PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC: THỰC TẠI VÀ TƯƠNG LAI. Bài 3: Sự nghiệp của toàn dân, đất nước của nhân dân (22/08/2007)
 PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC: THỰC TẠI VÀ TƯƠNG LAI. Bài 2: Nghĩ về tầm nhìn (21/08/2007)
 Giấy đỏ, Giấy hồng, Giấy xanh và ... Giấy tay (19/08/2007)
 PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC: THỰC TẠI VÀ TƯƠNG LAI. Bài 1: Ta đi một bước, thiên hạ cũng đi một bước (17/08/2007)
 Cáp treo Vinapeal và "tư duy tổ mối" (12/08/2007)
 Tổng thanh tra: 'Tôi đã từ chối nhiều quà bất thường' (04/08/2007)
 Cạnh tranh xé rào hay cuộc chạy đua xuống đáy (16/06/2007)
 THAM NHŨNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (25/05/2007)
 Vay thêm 1 tỉ USD, rót vào đâu? (16/05/2007)
 Bài 3 - Triết lý phát triển: Vai trò tiên phong của hệ thống (02/05/2007)
 Bài 2: Đi tìm Triết lý Phát triển cho Việt Nam (28/04/2007)
 Thi công gói thầu số 7, dự án vệ sinh môi trường TP.HCM, lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Trách nhiệm chậm tiến độ, do ai? (17/04/2007)
 Xin hỏi Bộ trưởng Vũ Văn Ninh (03/04/2007)
 Newton cũng thua chứng khoán (01/03/2007)

 
 
  Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh   

Bản quyền thuộc về Trung Tâm Đào Tạo Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ CPA
Website được thiết kế và phát triển bởi Công ty TNHH Viễn Thông Tin Học TaViCo