Thông báo - Tin tức            
Thấy gì về nhà cao tầng ở Việt Nam (19/08/2008)

Việc xây dựng nhà cao tầng đang được phát triển rất mạnh ở Thủ đô Hà Nội, và TP.HCM. Việc phát triển ấy đã phản ánh đúng nhu cầu xã hội và đi đúng hướng chưa?

Vấn đề thiết kế nhà cao tầng: So với nhiều nước trong khu vực Châu Á, thì Việt Nam đi chậm hơn khoảng 20 - 30 năm. Ví dụ như Nhật Bản bắt đầu từ những năm 60, Singapore từ những năm 70, Trung Quốc từ những năm 80. Việc phát triển nhà cao tầng ở Việt Nam được nở rộ trong vòng 10 năm nay, bắt đầu từ một số dự án xây dựng khách sạn cao cấp, như Hanoi Daewoo, Melia Hanoi, Hilton Hanoi Opera… ở Hà Nội; New World, Sheraton Saigon, Sofitel Plaza Saigon… ở TP.HCM và một số dự án phát triển nhà chung cư cao cấp, như khu nhà ở cao cấp Phú Mỹ Hưng - Nam Sài Gòn ở TP.HCM và KĐT mới Linh Đàm của HUD, KĐT mới Trung Hoà - Nhân Chính của VINACONEX ở Hà Nội… đã tạo ra bộ mặt kiến trúc hiện đại cho các đô thị Việt Nam, với những không gian nhà ở, không gian nhà làm việc mới lạ, văn minh so với trước đây. Ở mức độ nào đó, kiến trúc công trình nhà cao tầng (nhà ở, văn phòng, khách sạn) xây dựng tại Việt Nam đã tiếp thu được những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới về nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng, nói lên sự lớn mạnh về kinh tế và chính trị của đất nước trong thời kỳ đổi mới, góp phần thay đổi cách nhìn của thế giới về Việt Nam; làm tăng cường uy tín Nhà nước Việt Nam với cộng đồng thế giới. Tuy vậy, phần lớn nhà chung cư cao tầng xây dựng đại trà tại các KĐT mới, do các kiến trúc sư trong nước thiết kế thì chất lượng nghệ thuật kiến trúc chưa cao, chưa thể hiện được motif kiến trúc dân tộc. Riêng đối với loại nhà cao tầng cải tạo xây dựng lại, tại các khu chung cư cũ, giao cho DN địa phương làm chủ đầu tư, do năng lực tài chính yếu và kinh nghiệm kinh doanh nhà ở còn bị hạn chế, nên các dự án do họ thực hiện, đều có tiêu chuẩn thiết kế thấp hơn tiêu chuẩn thiết kế do Nhà nước quy định (về kết cấu kiến trúc công trình; tổ chức vệ sinh an toàn; phòng cháy, chữa cháy, giao thông, thoát hiểm…). Nhìn chung, các chủ đầu tư đã chủ động tạo ra căn hộ tái định cư có tiêu chuẩn thấp hơn tiêu chuẩn căn hộ kinh doanh để thu lợi nhuận, điều đó vừa không đúng chính sách Nhà nước, vừa làm xấu hình khối và mặt đứng kiến trúc công trình nhà cao tầng. Mặt khác, hầu hết các dự án công trình nhà cao tầng xây dựng lại do DN địa phương làm chủ đầu tư, đều lựa chọn vị trí mặt tiền các đường phố lớn, nên ít nhiều có ảnh hưởng tới bộ mặt kiến trúc đô thị. Để bảo đảm chất lượng công trình kiến trúc và tiêu chuẩn ở của người dân đô thị không bị hạ thấp, cần tăng cường công tác quản lý và giám sát Nhà nước đối với các sản phẩm thiết kế tại các dự án do DN địa phương làm chủ đầu tư (từ tổ chức thiết kế, thẩm định thiết kế, đến áp dụng bản thiết kế tại hiện trường), nhằm bảo đảm các nhà chung cư cao tầng được xây dựng đều đạt tiêu chuẩn Nhà nước, chất lượng cao, môi trường cư trú văn minh, hiện đại.

Vấn đề quy hoạch xây dựng nhà cao tầng: Đây là vấn đề rất bức xức. Đồ án quy hoạch đô thị được duyệt là sản phẩm pháp lý quan trọng, có giá trị chỉ đạo xây dựng rất cao. Nó vừa là bộ khung luật pháp về sử dụng đất xây dựng, vừa là kim chỉ nam tổ chức thực hiện các kế hoạch đầu tư xây dựng. Trong thời kỳ đất nước đổi mới, khi thể chế kinh tế Nhà nước đổi mới thì đáng lẽ hệ thống luật pháp bảo vệ thể chế phải đổi mới kịp thời; nhưng, trên thực tế có nhiều văn bản pháp luật đổi mới chậm (trong đó có khung luật pháp về sử dụng đất xây dựng đô thị), khiến nhiều dự án xây dựng nhà cao tầng phải chờ quy hoạch hoặc phải đi trước quy hoạch một bước. Hậu quả để lại, có nhiều công trình nhà cao tầng tại các KĐT mới nằm chưa phù hợp vị trí quy hoạch, không tạo được cảnh quan kiến trúc đô thị hài hoà; chưa ăn khớp vị trí khu vực quy hoạch nhà cao tầng trên mặt đất với khu vực xây dựng công trình ngầm dưới lòng đất. Một vấn đề nữa cũng làm các nhà chuyên môn rất bức xức; đó là, việc xây dựng các nhà cao tầng trong khu vực nội thành. Nhiều người cho rằng, việc đầu tư xây dựng các nhà cao tầng trong khu vực nội thành đã chạy theo tham vọng của nhà đầu tư; không chú trọng đến môi trường, cảnh quan đô thị. Trên thực tế tại một số TP lớn, có nhiều công trình nhà cao tầng xây dựng nằm quá sát chỉ giới đường đỏ, không còn độ lùi công trình, mất hẳn tầm nhìn kiến trúc. Một số dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ, do chưa có “đồ án quy hoạch cải tạo khu nhà ở” được duyệt, nên chủ đầu tư đã đặt nền nhà mới chồng lên nền nhà cũ, theo kiểu “nhổ răng cũ, trồng răng mới”, rất có hại cho môi trường cư trú. Việc cho xúc tiến lập quy hoạch cải tạo lại khu vực nội thành các TP lớn là một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Vấn đề chủ trương đầu tư xây dựng nhà cao tầng: Việc đầu tư phát triển nhà cao tầng ở nước ta hiện nay chưa làm rõ mục tiêu. Ở nước ngoài, hầu hết các công trình nhà cao tầng (khách sạn, văn phòng, nhà ở) xây dựng trong đô thị đều nhằm mục đích phục vụ những người có tiền (nhà giàu). Vì vậy, hệ thống nhà cao tầng thường tập trung vào khu vực có vị trí quy hoạch đắc địa (trung tâm giao dịch tài chính và thương mại, khu vực tập trung kỹ thuật cao, đầu mối giao thông, dọc trục đường phố chính, nơi có cảnh quan đẹp, khí hậu tốt, tầm nhìn rộng…). Nhờ đó, bộ mặt giàu có của TP được phô trương. Ở một số quốc gia có ít dân, mà thu nhập GDP đầu người cao, như Singapore (GDP đạt 29.000 USD/người/năm) thì Nhà nước chủ động bỏ vốn đầu tư xây dựng các khu nhà ở cao tầng quy mô lớn tập trung, sau đó bán lại cho dân. Trên thực tế cho thấy, hầu hết các dự án nhà ở cao tầng Nhà nước đã đầu tư xây dựng đều được tiêu thụ hết, do người dân có thu nhập cao, có đủ tiền mua nhà ở chất lượng cao; tỷ lệ người dân đi thuê nhà chỉ chiếm khoảng 7%. Tại Singapore, chủ trương xây dựng nhà chung cư cao tầng vừa là biện pháp thực hiện quy hoạch chung và tạo bộ mặt đô thị hiện đại, lại vừa đáp ứng sức mua nhà ở ngày càng cao của người dân. Còn ở nước ta, năng lực mua nhà chung cư của người Việt Nam thấp hơn nhiều so với người Singapore. Lấy TP.HCM làm ví dụ, TP.HCM có quy mô dân số xấp xỉ bằng dân số quốc gia Singapore, nhưng GDP bình quân đầu người thì TP.HCM mới đạt 1.000 USD, chỉ bằng 1/30 GDP của Singapore. Vậy, về chiến lược phát triển nhà cao tầng nước ta có nên đi theo con đường Singapore hay không? Đó là vấn đề đặt ra cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng. Khi đề ra chủ trương phát triển nhà chung cư cao tầng ở địa phương phải cần tính đến sức mua của người dân và điều kiện kỹ thuật của nước ta (nhất là vấn đề năng lượng).

Vấn đề tổ chức quản lý sử dụng nhà chung cư cao tầng: Đây là vấn đề được các chuyên gia rất quan tâm và cho rằng nên có một cơ chế quản lý sử dụng nhà chung cư cao tầng phù hợp với thể chế quản lý Nhà nước. Không nên để các tổ chức DN trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý sử dụng nhà chung cư cao tầng như hiện nay. Vì công tác quản lý chung cư cao tầng có liên quan trực tiếp đến vấn đề an sinh và bảo quản tài sản quốc gia; mà DN thì không có chức năng quản lý tài sản nhà đất tại các khu chung cư.

 

(Nguồn: http://www.moc.gov.vn/Vietnam//Management/Housing/14991200807211037050/)

KTS Trần Công Thanh
 

Xem tin theo ngày Chọn lịch rồi chọn ngày xem tin       |          Đầu trang
 

Các tin khác
 Khai giảng Khóa học Giám đốc Điều hành tổ chức tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp Tiền Giang (10/05/2024)
  (23/08/2023)
 Kế hoạch khai giảng các khóa học Bồi dưỡng nghiệp vụ tháng 11 và 12/2019 (30/10/2019)
 Lớp Tập huấn Quản lý tài chính Kế toán; Quản lý tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập (30/10/2019)
 Khai giảng Khóa học Giám đốc Điều hành tổ chức tại Lực lượng Thanh niên xung phong TP. HCM (30/10/2019)
 Khai giảng Khóa học Giám đốc Điều hành tổ chức tại Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn (29/10/2019)
 Khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp – Hành chính sự nghiệp – Tập huấn Thông tư 107/2017/TT-BTC (08/03/2018)
 THÔNG BÁO ÔN THI SÁT HẠCH CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG (08/03/2018)
 ÔN TẬP Thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản (08/03/2018)
 Thông báo Ôn thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản (27/02/2018)
 khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp – Hành chính sự nghiệp và Tập huấn Thông tư 107 (27/02/2018)
 Lễ Khai giảng lớp Bồi dưỡng Kiến thức cho Đơn vị Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (17/08/2017)
 ĐÁP ÁN BỘ ĐỀ THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG (14/04/2017)
 Quyết định Thành lập Ban biên soạn Bộ đề thi và Đáp án Các môn thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề Môi giới BĐS (17/10/2016)
 Nguyên tắc ba C: “Chất lượng – Công nghệ - Chuỗi giá trị” – chìa khóa của hội nhập (17/10/2016)
 BỘ CÂU HỎI THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG (17/10/2016)
 Lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp (17/10/2016)
 THÔNG BÁO VỀ VIỆC TỔ CHỨC KỲ THI SÁT HẠCH KIẾN THỨC MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN (LẦN THỨ 2/2016) (09/09/2016)
 Thư Cảm ơn (05/08/2016)
 Thông báo Về việc tổ chức kỳ thi sát hạch kiến thức môi giới bất động sản (lần thứ I/2016) (05/08/2016)
 Khai giảng khóa học Giám đốc điều hành (CEO) tại Công Ty Tnhh Mtv Dịch Vụ Công Ích Thanh Niên Xung Phong (03/11/2015)
 TỔ CHỨC KHÓA HUẤN LUYỆN KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH (08/04/2015)
 THÔNG BÁO TẬP HUẤN THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (01/04/2015)
 THÔNG BÁO TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG THEO NGHỊ ĐỊNH 16/NĐ-CP NGÀY 14/02/2015 (01/04/2015)
 Chương trình đào tạo thực hành nghiệp vụ Tài chính Ngân hàng (05/11/2014)
 Khai giảng lớp Giám đốc điều hành học ngày Thứ 7 (Sáng + Chiều) (04/06/2014)
 THÔNG BÁO CHIÊU SINH KHÓA HỌC BỒI DƯỠNG KẾ TOÁN TRƯỞNG THÔNG TƯ 199/2011/QĐ-BTC VÀ THÔNG TƯ 163163/2013/TTLT-BTC-BNV TẠI TP.HCM VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG (02/06/2014)
 Kết quả kiểm tra các khóa học (05/10/2013)
 Đã có chứng nhận các khóa học (01/10/2013)
 Xin chúc mừng Thầy Vương Hoàng Thanh - giảng viên các khóa học Giám sát thi công và Quản lý dự án của CPA được trao tặng Huân chương Lao động hạng ba của Chủ tịch nước (16/01/2012)
 Lớp bồi dưỡng Nghiệp vụ đánh giá dự án đầu tư (13/07/2011)
 Khắc tên 16 nghìn tiến sỹ - xin can, xin can! (13/10/2008)
 Ẩn số quan hệ giữa ngân hàng và bất động sản tại Việt Nam (08/10/2008)
 Giáo dục VN: Loay hoay tìm cách phát minh lại... cái bánh xe (25/09/2008)
 Bộ Xây dựng công bố chỉ số giá xây dựng QII/2008 (04/09/2008)
 Sự cố khi xây dựng phần ngầm công trình: Hoàn toàn có thể tránh được (04/08/2008)
 Địa ốc TP HCM có dấu hiệu bị làm giá (31/07/2008)
 Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng (28/07/2008)
 Hoa hậu và cú đấm của con rể bà Tư Hường (19/07/2008)
 Đất và nông dân - Tác giả: Nguyên Ngọc (02/07/2008)
 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI KHI HƯỚNG DẪN ĐO BÓC KHỐI LỰƠNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (01/07/2008)
 Một số điểm cần lưu ý khi điều tiết cung - cầu trên thị trường bất động sản (27/06/2008)
 Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành mẫu Hồ sơ mời thầu áp dụng cho gói thầu xây lắp (19/06/2008)
 Những cây cầu ấn tượng trên thế giới (18/06/2008)
 Quá ít kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp (06/06/2008)
 Niềm tin, thông tin, và điều hành vĩ mô (05/06/2008)
 Thị trường bất động sản “đóng băng”: Các doanh nghiệp địa ốc... còn rất lãi! (05/06/2008)
 Hội thảo về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng (04/06/2008)
 Thiết kế kháng chấn các công trình nhà cao tầng ở Việt Nam (03/06/2008)
 Kinh nghiệm về xây dựng phát triển nhà ở cao tầng tại Nhật Bản - đối chiếu với mô hình Singapore (02/06/2008)
 Đào tạo nghiệp vụ định giá xây dựng: Nếu không thông báo hoạt động sẽ bị đình chỉ (09/05/2008)
 Chứng chỉ hành nghề hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (08/05/2008)
 Công bố cơ sở đào tạo bất động sản đạt chuẩn (24/04/2008)
 Năm giải pháp bình ổn thị trường bất động sản (20/04/2008)
 LÁ THƯ NGƯỜI CHỦ GỞI ĐẦY TỚ (01/04/2008)
 Tiêu chuẩn kỹ sư định giá xây dựng (23/03/2008)
 Giá văn phòng cho thuê tại Việt Nam: Đắt thứ 13 trên thế giới (23/03/2008)
 Các môn chung - một vấn đề của Đại học thời hội nhập (13/03/2008)
 Cao ốc Pacific: Lấp hầm bằng đất, nước hay không khí? (07/03/2008)
 Dự án có “lãi ngầm”! (07/03/2008)
 Tăng trưởng của Việt Nam có thực sự nhanh và bền vững? (21/02/2008)
 Lựa chọn Thành công: Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam (17/02/2008)
 NHỮNG CON SỐ KINH HOÀNG VỀ GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (16/02/2008)
 Thông tin về khóa học Bất động sản tại TP. HCM (12/02/2008)
 Vân Phong: Lợi ích dân tộc phải lớn hơn lợi ích nhóm (23/01/2008)
 Khởi đầu cho những cải cách sâu rộng (22/01/2008)
 Cái tâm của người nắm quyền lực công (15/01/2008)
 Luận án tiến sĩ (24/10/2007)
 Điều kiện để kinh doanh bất động sản (18/10/2007)
 Giáo dục đại học - trách nhiệm đối với quá khứ và tương lai (16/10/2007)
 Lại chuyện triết lý giáo dục (03/10/2007)
 Tinh thần Hiến pháp (24/09/2007)
 Xin được đối thoại với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về vấn đề giáo dục (19/09/2007)
 Lấy ý kiến nhân dân về các đề án nhà Quốc hội mới (14/09/2007)
 PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC: THỰC TẠI VÀ TƯƠNG LAI. Bài 3: Sự nghiệp của toàn dân, đất nước của nhân dân (22/08/2007)
 PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC: THỰC TẠI VÀ TƯƠNG LAI. Bài 2: Nghĩ về tầm nhìn (21/08/2007)
 Giấy đỏ, Giấy hồng, Giấy xanh và ... Giấy tay (19/08/2007)
 PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC: THỰC TẠI VÀ TƯƠNG LAI. Bài 1: Ta đi một bước, thiên hạ cũng đi một bước (17/08/2007)
 Cáp treo Vinapeal và "tư duy tổ mối" (12/08/2007)
 Tổng thanh tra: 'Tôi đã từ chối nhiều quà bất thường' (04/08/2007)
 Cạnh tranh xé rào hay cuộc chạy đua xuống đáy (16/06/2007)
 THAM NHŨNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (25/05/2007)
 Vay thêm 1 tỉ USD, rót vào đâu? (16/05/2007)
 Bài 3 - Triết lý phát triển: Vai trò tiên phong của hệ thống (02/05/2007)
 Bài 1: Đột phá từ triết lý phát triển (28/04/2007)
 Bài 2: Đi tìm Triết lý Phát triển cho Việt Nam (28/04/2007)
 Thi công gói thầu số 7, dự án vệ sinh môi trường TP.HCM, lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Trách nhiệm chậm tiến độ, do ai? (17/04/2007)
 Xin hỏi Bộ trưởng Vũ Văn Ninh (03/04/2007)
 Newton cũng thua chứng khoán (01/03/2007)

 
 
  Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh  123123123  123   

Bản quyền thuộc về Trung Tâm Đào Tạo Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ CPA
Website được thiết kế và phát triển bởi Công ty TNHH Viễn Thông Tin Học TaViCo