Thông báo - Tin tức            
Lấy ý kiến nhân dân về các đề án nhà Quốc hội mới (14/09/2007)

Sáng 2/9/2007, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Ban quản lý dự án ĐTXD Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới)- Bộ Xây dựng trưng bày các đề án Nhà Quốc hội mới để trưng cầu ý kiến nhân dân. Thể theo yêu cầu của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước, Baoxaydung.vn xin giới thiệu phối cảnh của 17 đề án đã được hội đồng các nhà khoa học trong nước lựa chon:



Hội đồng tuyển chọn
phân tích từng mô hình

Những buổi làm việc
của Hội đồng tuyển chọn

Ảnh Kim Sơn


Dưới đây là 17 mẫu phối cảnh đề án nhà Quốc Hội


  
  
  
 
  
  
  
  
 

Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt góp ý về Nhà Quốc hội

Tham gia vào cuộc trao đổi rộng rãi này, tôi xin được đóng góp một số ý kiến suy nghĩ không riêng tôi...

Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Cuối cùng thì hình ảnh của một trong những công trình mà nhân dân cả nước chờ đợi đã được công bố. “... Cuộc triển lãm trưng bày 17 phương án thiết kế kiến trúc nhà Quốc hội mới tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia để nhân dân xem và tham gia ý kiến...”.

Không biết phương án giải A, một trong 17 phương án được tuyển có diện mạo như thế nào, nhưng chắc rằng hội đồng tuyển chọn do những nhà kiến trúc được tín nhiệm của nước ta cùng các chuyên gia và cộng sự với tinh thần trách nhiệm cao đã dày công so sánh, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Những đồ án thiết kế kiến trúc đó còn được trưng bày “... để nhân dân xem và tham gia ý kiến...” (Tin đã trích). Chắc chắn trong đông đảo những người đến xem có nhiều nhà chuyên môn trong và ngoài ngành kiến trúc, xây dựng, với tư cách công dân và tư cách người được thụ hưởng, sẽ đóng góp với Ban Quản lý dự án những ý kiến quý báu để có một công trình kiến trúc tiêu biểu về nhiều mặt cho nhân dân ta, cho đất nước ta. Nhà Quốc hội, nơi mà nhiều thế hệ các đại biểu của nhân dân, định kỳ, sẽ gặp nhau để bàn việc dân, việc nước, phải là một công trình mà mọi người Việt Nam trong và ngoài nước cùng các thế hệ mai sau có thể tự hào, cùng nắm tay nhau, ngẩng cao đầu tiếp bước cha ông, bước sang thời kỳ mới, thời kỳ của Đổi mới - Hội nhập và Phát triển.

Tham gia vào cuộc trao đổi rộng rãi này, tôi xin được đóng góp một số ý kiến suy nghĩ không riêng tôi. Rất tiếc là không được cơ hội trao đổi với cấp và người có thẩm quyền:

- Nhà Quốc hội là một công trình quan trọng và có ý nghĩa lớn trong hệ thống công trình tiêu biểu cho thành tựu phát triển kinh tế - văn hóa, lịch sử, trình độ khoa học - công nghệ, những kết tinh của nền nghệ thuật Việt Nam. Hy vọng phương án chọn sẽ đáp ứng được những tiêu chí của một công trình kiến trúc tiêu biểu nhiều mặt cho Đất - Nước, thể hiện được khát vọng vươn tới tương lai của toàn dân tộc.

- Số tiền bỏ ra để xây dựng nhà Quốc hội chắc chắn không nhỏ, nhưng dù có là bao nhiêu, một mình nhà Quốc hội cũng không thể dựng nên một không gian đô thị hoàn chỉnh mà thời đại mới đòi hỏi. Để đáp ứng những yêu cầu nhiều mặt như đã nêu trên, nhà Quốc hội cần một không gian đủ lớn, kết hợp với nhiều công trình khác nữa (chưa kể hệ thống quảng trường, đài, tượng, cây xanh v.v... tương xứng). Nhà Quốc hội nay mai phải là công trình trung tâm trong một tổng thể kiến trúc đô thị đồng bộ, hoàn chỉnh, cùng một hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị hiện đại, tiên tiến, bền vững trong lâu dài, tiêu biểu cho một quốc gia mà tương lai không xa, số dân sẽ đạt hoặc vượt ngưỡng 100 triệu người. Đã đến lúc thủ đô Hà Nội, trái tim của cả nước, cần sớm có một trung tâm mới, một hình ảnh mới, tiêu biểu cho thời kỳ mới của dân tộc ta.

Trung tâm Ba Đình cần và nên được giữ gìn như một trung tâm lịch sử. Hội trường Ba Đình cũng cần và nên được đối xử trân trọng như một di tích lịch sử với nguyên vẹn dấu ấn của những sự kiện vô giá đã gắn chặt với hình ảnh công trình này. Những sự kiện không thể lập lại.

Chúng ta đang vận động toàn Đảng, toàn dân học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ. Chúng ta đã và đang trân trọng giữ gìn những di vật liên quan đến cuộc đời của Bác, từ nếp nhà tranh làng Kim Liên, nơi Bác chào đời, chiếc lán nhỏ ở Nà Lừa, nôi chiến khu Việt Bắc nơi Bác hoạt động cách mạng trong thời kỳ khó khăn trên đảo xa Cô Tô, nơi Bác từng một lần đến thăm. Không vì lẽ gì mà Hội trường Ba Đình, một trong những di tích lớn và quan trọng, nơi nhiều lần Bác đã điều hành Quốc hội, nơi Bác đã tổ chức “Hội nghị Diên Hồng lần thứ 2” (Hội nghị Chính trị đặc biệt kêu gọi toàn dân chung sức đánh Mỹ - năm 1964), cũng là nơi Bác chia tay toàn Đảng, toàn dân, đi mãi vào cõi vĩnh hằng.

Gìn giữ Hội trường Ba Đình chính là gìn giữ những hiện vật lịch sử có ý nghĩa giáo dục cho muôn đời con cháu. Rất có thể Hội trường Ba Đình đã không còn đủ khả năng phục vụ cho yêu cầu làm việc của Quốc hội, nay đã lớn mạnh hơn, cần khang trang hơn, hiện đại hơn. Nhưng chắc chắn mỗi kỳ họp, các đại biểu quốc hội vẫn đến quảng trường Ba Đình viếng Bác. Thiết nghĩ, hội trường Ba Đình có thể là địa chỉ các phiên khai mạc, bế mạc Quốc hội. Những sinh hoạt mang tính lễ nghi diễn ra trong hội trường này sẽ như lời một bài hát: “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Trước vong linh Bác, mỗi đại biểu sẽ có dịp nhìn lại mình, sao cho xứng danh hiệu “những đầy tớ trung thành của nhân dân, những đại biểu xứng đáng của nhân dân”.

Giữ lại Hội trường Ba Đình, xây dựng nhà Quốc hội mới trên một địa điểm mới, tạo dựng một không gian đô thị mới cũng chính là cách thực hiện lời dạy của Bác về tiết kiệm và dự báo thiên tài của Bác: “Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam không sợ. Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại Đất-Nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” (Trích Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Đài tiếng nói Việt Nam phát ngày 17 tháng 7 năm 1966).

Đã qua rồi thời kỳ chúng ta phải đeo bám vào hệ thống giao thông đô thị sẵn có của những thành phố cũ đang ngày càng trở nên chật chội. Bài học xây dựng và cải tạo đô thị theo cách xen cấy các công trình mới vào khu trung tâm, phá vỡ sự hài hòa toàn cảnh, gây nên những nhức nhối không đáng có mà Hà Nội, TP.HCM và một số thành phố khác đã làm trong nhiều năm qua, cần sớm được đúc kết kinh nghiệm, tránh lặp lại trong trường hợp này.

Như đã trình bày, nhà Quốc hội là một công trình có ý nghĩa nhiều mặt, được nhân dân cả nước quan tâm. “Cuộc trưng bày triển lãm” nên được thực hiện một cách rộng rãi, nên tạo điều kiện để nhân dân và giới nghề nghiệp cả nước có cơ hội “xem và tham gia ý kiến”.

Về thời gian, thiết nghĩ cũng nên bỏ cách làm vội vã cho kịp ngày kỷ niệm như một số công trình trước đây. Cách làm đó chỉ thể hiện thái độ thiếu thận trọng, thiếu dự liệu tầm xa, đã gây không ít lãng phí về tiền của mà còn để lại những khiếm khuyết đáng tiếc đối với dư luận và cho chính bản thân công trình.

  • Võ Văn Kiệt (Nguyên Thủ tướng Chính phủ)

(Theo Thanh Niên)

và đây là bức tâm thư của Bác Quốc:

Ngày 11.9.2007 :

Hôm qua, ông Võ Văn Kiệt có viết một bài đăng trên báo “Thanh Niên” bày tỏ quan điểm của mình về việc xây “Nhà Quốc hội” tại không gian Hội trường Ba Đình hiện nay. Ông cho rằng Hội trường Ba Đình nên bảo tồn và Nhà QH nên có một không gian tương xứng… Dường như nhiều quan điểm của ông gần với suy nghĩ của tôi trong bức thư biểu tỏ quan điểm của mình khi QH bàn và bỏ phiếu thông qua quyết nghị về phương án này vào tháng 4 năm nay, trong phiên họp ngày cuối cùng của kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ XI (4-2007) .

Bây giờ thì mọi sự dường như không có gì thay đổi được vì nó đã được QH thông qua (?) Tôi là thiểu số rất nhỏ những người không tán thành, đương nhiên phải tuân thủ quyết định của QH. Nhưng lịch sử cũng cho thấy đa số không phải lúc nào cũng là chân lý (?). Cách đây 5 tháng, vào phiên họp cuối cùng ấy, tôi đã viết một bức thư gửi nhà lãnh đạo cao nhất của QH. Nó được xác định là một bức thư riêng. Nay tôi đưa lên blog để các bạn chia sẻ vào thời điểm những mẫu thiết kế xây nhà QH đã được tuyển chọn và đang trưng bày để lấy ý kiến của nhân dân cũng có nghĩa là không lâu nữa Hội trường Ba Đình sẽ bị dỡ bỏ. Đây cũng là cách thể hiện tư cách công dân của mình sau khi đã thực thi tư cách ĐBQH. Tôi đăng một bức thư được coi là “thư riêng” còn vì một lẽ là kể từ khi nó được gửi đi đến nay chưa hề nhận được hồi âm., dù chỉ là một lời báo đã nhận được (Tuy nhiên tôi sẽ lược bớt đôi dòng không cần thiết ).

Hà Nội, 2.4.2007

Đây là bức thư riêng nhưng chủ yếu nói về việc chung. Tôi biết bức thư này tới tay Anh thì mọi việc đã xong xuôi, như dân gian nói “ván đã đóng thuyền”, hàm ý nói đến việc thông qua nghị quyết của QH về phương án xây dựng Nhà Quốc Hội.

Tôi rất tiếc không biết vì lý do gì, tôi không được phát phiếu thăm dò ý kiến về vấn đề này tại QH (có thể chỉ là lỗi về kỹ thuật ?). Vả lại, nếu có phiếu thăm dò thì cũng chỉ làm nhích lên con số 32+1 những người không tán thành xây Nhà QH tại địa điểm hiện nay đã quyết định. Cách tổ chức thảo luận để lấy ý kiến (ở tổ), việc hạn chế báo chí tham gia phản ảnh ý kiến và dư luận tất yếu sẽ dẫn đến kết quả “bấm nút” tại QH để làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyết tâm xây nhà QH tại khu vực này. Cái còn lại sẽ là sự phán xét của nhân dân và lịch sử. Tất cả sẽ đuợc ghi nhớ và ghi lại (…)

Tôi không bàn thêm ý kiến về việc xây Nhà QH ở đây có thể ảnh hưởng đến sự “toàn vẹn” của di tích Hoàng thành, cho dù dự án cũng đã nhấn mạnh đến mục tiêu bảo tồn và sự kết hợp hài hoà giữa nhà QH và khu di tích 18 Hoàng Diệu. Tôi lo lắng vì khi đã động thổ rồi thì ai ngăn được và kiểm soát nổi các nhà xây dựng? Bằng cứ là trong khi báo cáo của Chính phủ tỏ ra tuân thủ kết luận của Bộ Chính trị là “xây nhà QH trong khuôn viên hội trường Ba Đình hiện nay” thì chính báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Khoa học của QH lại thêm vào câu “có mở rộng sang khu C và D" (theo bản đồ khai quật khảo cổ học hiện nay) (!?)…. Về vấn đề bảo tồn di tích Hoàng thành Thăng Long và khả năng công nhận Di sản thế giới tôi không nhắc lại vì đã có ý kiến của GS Phan Huy Lê với tư cách người thay mặt cao nhất của Hội Sử học VN và cả ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng là Hội trưởng Danh dự của chúng tôi.

Tôi đặc biệt lưu ý đến Hội trường Ba Đình. Giai đoạn đầu chính ý kiến của Bộ Chính trị đặt vấn đề là phải bảo tồn công trình kiến trúc này, nay lại vì lý do công trình đã bị xuống cấp về kỹ thuật mà đưa ra ý kiến phải phá bỏ cùng giải pháp lưu niệm bằng mô hình, hiện vật…Tôi thấy cả lý do và giải pháp đều không xác đáng.

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Quảng trường Ba Đình trước Cách mạng tháng Tám 1945.

Xin hãy chỉ cho tôi, trên địa bàn Thủ đô, trái tim của đất nước đâu là di sản vật thể (công trình xây dựng và giá trị lịch sử) tiêu biểu nhất của một thời kỳ lịch sử với những nội dung vô cùng quan trọng của dân tộc (Xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thống nhất đất nước…). Biết bao sự kiện lịch sử đã diễn ra tại đây. Chỉ riêng với lịch sử Đảng đã có 7 Đại hội Đảng và cũng từng ấy nhiệm kỳ QH. Biết bao sự kiện lịch sử quyết định những vấn đề trọng đại (Hội nghị Chính trị đặc biệt, Hội nghị Chính trị Hiệp thương thống nhất đất nước, Quyết định đổi Quốc hiệu, nơi viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh…)…

Thật đáng tiếc là trong khi TP HCM (ngay từ năm 1976) đã đăng ký Dinh Độc lập của chế độ cũ làm di tích lịch sử để có cơ sở pháp lý bảo tồn, kể cả bảo tồn những dấu tích của chế độ cũ (như phòng làm việc của Tổng thống…), thì tại Thủ đô Hà Nội, một di tích có giá trị như vậy không được quan tâm về mặt pháp lý để nay phá bỏ kiến trúc Hội trường Ba Đình. Mọi giải pháp bảo tồn khác chỉ làm tăng thêm câu hỏi cho đời sau về lý do phá bỏ kiến trúc của Hội trường Ba Đình hiện nay mà thôi.

Nếu cho rằng kiến trúc này không “đẹp” thì xin hỏi trên lãnh thổ Hà Nội hiện nay có kiến trúc VN nào đẹp hơn? Có cái gì đẹp hơn thì đều là kiến trúc ngoại (hoặc của thời thuộc địa, hoặc kiến trúc hoàn toàn xô viết như Lăng Bác, Cung Hữu nghị Việt Xô…). Nhưng điều quan trọng nhất, Hội trường Ba Đình vẫn là kiến trúc của Việt Nam một thời. Xin hỏi rằng, nay mai Nhà QH mới được xây theo kiến trúc hiện đại nhất (rồi chắc chắn lại của người nước ngoài thiết kế như Hội trường Quốc gia) thì trong cái không gian mà chúng ta coi là linh thiêng này, đâu là dấu ấn của kiến trúc Việt Nam? (Ở Hàn Quốc, khi đất nước của họ đã giàu mạnh, tại thủ đô Seoul họ đã phá bỏ khu dinh thự của Toàn quyền thời thuộc địa của Nhật Bản và xây Dinh Tổng thống của họ theo kiến trúc kết hợp cổ truyền với hiện đại, biểu dương một cách hoành tráng niềm tự hào dân tộc). Nếu chỉ xây mới một công trình hiện đại thì việc mời người nước ngoài là lẽ thường. Nhưng phá một công trình kiến trúc của mình lại chứa chất bao nhiêu giá trị lịch sử để mời người nước ngoài thiết kế mới thì đó là điều đáng suy nghĩ, không chỉ “hậu kim bạc cổ” mà con “hậu ngoại bạc nội”(…)

Hơn thế nữa, phá bỏ Hội trường Ba Đình, cái tên đã ăn sâu vào tiềm thức lịch sử để rồi đặt tên cho công trình kiến trúc mới là “Toà nhà QH” thì đó cũng là một điều phi lý và phi lich sử. Vì có một sự thực là trong mấy thập kỷ qua Quốc hội họp tại Hội trường Ba Đình chứ chưa bao giờ Hội trường Ba Đình là Nhà Quốc hội cả (cũng như Nhà Hát lớn HN đã từng là nơi QH họp chứ nó vẫn là Nhà Hát của thành phố). Hội trường Ba Đình là một chứng tích lịch sử của một thời đại lịch sử chứ không phải là nhà Quốc hội cũ nay được xây lại! Bằng quyết định này chính QH đã vi phạm tinh thần của Luật Di sản, cho dù Hội trường Ba Đình chưa được “xếp hạng di tích”, nhưng nó đã đuợc xếp hạng trong tâm thức nhiều thế hệ là di tích hàng đầu của lịch sử hiện đại, lịch sử của chế độ, lịch sử kiến trúc VN …

Phá Hội trường Ba Đình là phá một phần ký ức của dân tộc, của chế độ cũng là một phần của lịch sử cách mạng, lại là một thời kỳ đáng đựơc ghi nhớ nhất. Cho dù đưa ra lý do gì thì cũng không thể che lấp đươc cái sự thực ấy. Tôi tin rằng quyết định này sẽ được đa số đại biểu QH nhiệm kỳ XI thông qua nhưng nó không phải là ý nguyện của nhân dân và thế hệ sau sẽ phán xét. Quốc hội chúng ta phải chịu trách nhiệm. Tôi cũng vậy.

Lại nói thêm về lịch sử, đã ai quan tâm đến lý do vì sao thực dân Pháp khi đặt nền đô hộ của chúng đã chọn vị trí cửa phía Tây của thành Hà Nội (cũng là của kinh thành Thăng Long xưa) để đặt Dinh Toàn quyền và sau đó là các thiết chế chính trị khác hay không? Và một công việc hàng đầu để làm mặt bằng quy hoạch là san phẳng mấy quản núi đất vốn được coi là thế đất theo quan điểm phong thuỷ xưa với hy vọng trấn trị dân tộc Việt Nam và sau này còn tạo một chảo đua xe đạp ngay giữa khu vực quảng trường Ba Đình hiện nay (mà khi đó đặt tên cho khu vực này là Ronde (vòng) Puginier, tên của một vị cố đạo hàng đầu…). Và cho tới thập kỷ 20 của thế kỷ trước, thì phía trước của Phủ Toàn quyền cong được xây một quả núi bê tông trên có tượng “bà Cộng hoà” (la Républicaine) để trấn trị… Tất cả cho thấy cần xem xét lại tính linh thiêng của không gian này nên được hiểu như thế nào? (…)

Là thế hệ thiếu niên của Thủ đô hồi những năm 60 của thế kỷ trước. Hẳn nhiều người còn nhớ có một mùa Hè Bác Hồ “mời” các cháu thiếu nhi vào chơi Phủ Chủ tịch và cho các cháu cắm trại vui chơi nhiều ngày ở đó. Tôi còn nhớ đinh ninh, và sử liệu chắc đều ghi lại việc Bác “bộc bạch” với các cháu thiếu nhi ý nguyện sau này khi đất nước giàu có hơn không gian của Phủ Toàn quyền xưa sẽ giành cho các cháu làm nơi vui chơi còn Chính phủ sẽ đi ra nơi khác nhường cho các cháu tất cả. Ý tuởng ấy không chỉ cao đẹp bởi lòng yêu thương thế hệ trẻ mà hẳn còn có một thâm ý sâu xa gì nữa chăng ?...

Còn rất nhiều điều muốn nói nhưng thư đã dài, chỉ xin lưu ý thêm một vài điểm: rồi đây ta sẽ có “luật biểu tình” để nhân dân có cơ hội bày tỏ ý nguyện của mình một cách hợp pháp. Mà nơi bày tỏ tốt nhất là Quốc hội. Đó gần như là một thông lệ thế giới. Vậy thì nếu Nhà Quốc hội đặt tại nơi đây thì việc biểu tình liệu có cấm đoán hay không và nếu không thì không gian đâu để khỏi ảnh hưởng đến những thiết chế khác trong đó có Lăng Bác?... Tại sao chúng ta không đưa ra phương án xây dựng Nhà Quốc hội ở nơi có không gian thích hợp và cứ mỗi buổi khai mạc kỳ họp hay những phiên trọng thể chúng ta “hành hương” đến Hội trường Ba Đình thực hiện nghi thức rồi trở về Nhà QH đúng nghĩa là một không gian kiến trúc của một thiết chế hoàn chỉnh làm việc quanh năm?...

Tái bút ngày 11-9-2007: Đọc lại bức thư, giật mình thầm nghĩ, không chừng mình “bảo hoàng hơn vua?”

Nguồn: Blog của Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc

Theo Bộ Xây dựng.
 

Xem tin theo ngày Chọn lịch rồi chọn ngày xem tin       |          Đầu trang
 

Các tin khác
  (23/08/2023)
 Khai giảng Khóa học Giám đốc Điều hành tổ chức tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp Tiền Giang (11/11/2019)
 Kế hoạch khai giảng các khóa học Bồi dưỡng nghiệp vụ tháng 11 và 12/2019 (30/10/2019)
 Lớp Tập huấn Quản lý tài chính Kế toán; Quản lý tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập (30/10/2019)
 Khai giảng Khóa học Giám đốc Điều hành tổ chức tại Lực lượng Thanh niên xung phong TP. HCM (30/10/2019)
 Khai giảng Khóa học Giám đốc Điều hành tổ chức tại Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn (29/10/2019)
 Khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp – Hành chính sự nghiệp – Tập huấn Thông tư 107/2017/TT-BTC (08/03/2018)
 THÔNG BÁO ÔN THI SÁT HẠCH CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG (08/03/2018)
 ÔN TẬP Thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản (08/03/2018)
 Thông báo Ôn thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản (27/02/2018)
 khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp – Hành chính sự nghiệp và Tập huấn Thông tư 107 (27/02/2018)
 Lễ Khai giảng lớp Bồi dưỡng Kiến thức cho Đơn vị Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (17/08/2017)
 ĐÁP ÁN BỘ ĐỀ THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG (14/04/2017)
 Quyết định Thành lập Ban biên soạn Bộ đề thi và Đáp án Các môn thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề Môi giới BĐS (17/10/2016)
 Nguyên tắc ba C: “Chất lượng – Công nghệ - Chuỗi giá trị” – chìa khóa của hội nhập (17/10/2016)
 BỘ CÂU HỎI THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG (17/10/2016)
 Lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp (17/10/2016)
 THÔNG BÁO VỀ VIỆC TỔ CHỨC KỲ THI SÁT HẠCH KIẾN THỨC MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN (LẦN THỨ 2/2016) (09/09/2016)
 Thư Cảm ơn (05/08/2016)
 Thông báo Về việc tổ chức kỳ thi sát hạch kiến thức môi giới bất động sản (lần thứ I/2016) (05/08/2016)
 Khai giảng khóa học Giám đốc điều hành (CEO) tại Công Ty Tnhh Mtv Dịch Vụ Công Ích Thanh Niên Xung Phong (03/11/2015)
 TỔ CHỨC KHÓA HUẤN LUYỆN KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH (08/04/2015)
 THÔNG BÁO TẬP HUẤN THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (01/04/2015)
 THÔNG BÁO TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG THEO NGHỊ ĐỊNH 16/NĐ-CP NGÀY 14/02/2015 (01/04/2015)
 Chương trình đào tạo thực hành nghiệp vụ Tài chính Ngân hàng (05/11/2014)
 Khai giảng lớp Giám đốc điều hành học ngày Thứ 7 (Sáng + Chiều) (04/06/2014)
 THÔNG BÁO CHIÊU SINH KHÓA HỌC BỒI DƯỠNG KẾ TOÁN TRƯỞNG THÔNG TƯ 199/2011/QĐ-BTC VÀ THÔNG TƯ 163163/2013/TTLT-BTC-BNV TẠI TP.HCM VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG (02/06/2014)
 Kết quả kiểm tra các khóa học (05/10/2013)
 Đã có chứng nhận các khóa học (01/10/2013)
 Xin chúc mừng Thầy Vương Hoàng Thanh - giảng viên các khóa học Giám sát thi công và Quản lý dự án của CPA được trao tặng Huân chương Lao động hạng ba của Chủ tịch nước (16/01/2012)
 Lớp bồi dưỡng Nghiệp vụ đánh giá dự án đầu tư (13/07/2011)
 Khắc tên 16 nghìn tiến sỹ - xin can, xin can! (13/10/2008)
 Ẩn số quan hệ giữa ngân hàng và bất động sản tại Việt Nam (08/10/2008)
 Giáo dục VN: Loay hoay tìm cách phát minh lại... cái bánh xe (25/09/2008)
 Bộ Xây dựng công bố chỉ số giá xây dựng QII/2008 (04/09/2008)
 Thấy gì về nhà cao tầng ở Việt Nam (19/08/2008)
 Sự cố khi xây dựng phần ngầm công trình: Hoàn toàn có thể tránh được (04/08/2008)
 Địa ốc TP HCM có dấu hiệu bị làm giá (31/07/2008)
 Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng (28/07/2008)
 Hoa hậu và cú đấm của con rể bà Tư Hường (19/07/2008)
 Đất và nông dân - Tác giả: Nguyên Ngọc (02/07/2008)
 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI KHI HƯỚNG DẪN ĐO BÓC KHỐI LỰƠNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (01/07/2008)
 Một số điểm cần lưu ý khi điều tiết cung - cầu trên thị trường bất động sản (27/06/2008)
 Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành mẫu Hồ sơ mời thầu áp dụng cho gói thầu xây lắp (19/06/2008)
 Những cây cầu ấn tượng trên thế giới (18/06/2008)
 Quá ít kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp (06/06/2008)
 Niềm tin, thông tin, và điều hành vĩ mô (05/06/2008)
 Thị trường bất động sản “đóng băng”: Các doanh nghiệp địa ốc... còn rất lãi! (05/06/2008)
 Hội thảo về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng (04/06/2008)
 Thiết kế kháng chấn các công trình nhà cao tầng ở Việt Nam (03/06/2008)
 Kinh nghiệm về xây dựng phát triển nhà ở cao tầng tại Nhật Bản - đối chiếu với mô hình Singapore (02/06/2008)
 Đào tạo nghiệp vụ định giá xây dựng: Nếu không thông báo hoạt động sẽ bị đình chỉ (09/05/2008)
 Chứng chỉ hành nghề hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (08/05/2008)
 Công bố cơ sở đào tạo bất động sản đạt chuẩn (24/04/2008)
 Năm giải pháp bình ổn thị trường bất động sản (20/04/2008)
 LÁ THƯ NGƯỜI CHỦ GỞI ĐẦY TỚ (01/04/2008)
 Tiêu chuẩn kỹ sư định giá xây dựng (23/03/2008)
 Giá văn phòng cho thuê tại Việt Nam: Đắt thứ 13 trên thế giới (23/03/2008)
 Các môn chung - một vấn đề của Đại học thời hội nhập (13/03/2008)
 Cao ốc Pacific: Lấp hầm bằng đất, nước hay không khí? (07/03/2008)
 Dự án có “lãi ngầm”! (07/03/2008)
 Tăng trưởng của Việt Nam có thực sự nhanh và bền vững? (21/02/2008)
 Lựa chọn Thành công: Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam (17/02/2008)
 NHỮNG CON SỐ KINH HOÀNG VỀ GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (16/02/2008)
 Thông tin về khóa học Bất động sản tại TP. HCM (12/02/2008)
 Vân Phong: Lợi ích dân tộc phải lớn hơn lợi ích nhóm (23/01/2008)
 Khởi đầu cho những cải cách sâu rộng (22/01/2008)
 Cái tâm của người nắm quyền lực công (15/01/2008)
 Luận án tiến sĩ (24/10/2007)
 Điều kiện để kinh doanh bất động sản (18/10/2007)
 Giáo dục đại học - trách nhiệm đối với quá khứ và tương lai (16/10/2007)
 Lại chuyện triết lý giáo dục (03/10/2007)
 Tinh thần Hiến pháp (24/09/2007)
 Xin được đối thoại với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về vấn đề giáo dục (19/09/2007)
 PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC: THỰC TẠI VÀ TƯƠNG LAI. Bài 3: Sự nghiệp của toàn dân, đất nước của nhân dân (22/08/2007)
 PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC: THỰC TẠI VÀ TƯƠNG LAI. Bài 2: Nghĩ về tầm nhìn (21/08/2007)
 Giấy đỏ, Giấy hồng, Giấy xanh và ... Giấy tay (19/08/2007)
 PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC: THỰC TẠI VÀ TƯƠNG LAI. Bài 1: Ta đi một bước, thiên hạ cũng đi một bước (17/08/2007)
 Cáp treo Vinapeal và "tư duy tổ mối" (12/08/2007)
 Tổng thanh tra: 'Tôi đã từ chối nhiều quà bất thường' (04/08/2007)
 Cạnh tranh xé rào hay cuộc chạy đua xuống đáy (16/06/2007)
 THAM NHŨNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (25/05/2007)
 Vay thêm 1 tỉ USD, rót vào đâu? (16/05/2007)
 Bài 3 - Triết lý phát triển: Vai trò tiên phong của hệ thống (02/05/2007)
 Bài 1: Đột phá từ triết lý phát triển (28/04/2007)
 Bài 2: Đi tìm Triết lý Phát triển cho Việt Nam (28/04/2007)
 Thi công gói thầu số 7, dự án vệ sinh môi trường TP.HCM, lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Trách nhiệm chậm tiến độ, do ai? (17/04/2007)
 Xin hỏi Bộ trưởng Vũ Văn Ninh (03/04/2007)
 Newton cũng thua chứng khoán (01/03/2007)

 
 
  Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh   

Bản quyền thuộc về Trung Tâm Đào Tạo Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ CPA
Website được thiết kế và phát triển bởi Công ty TNHH Viễn Thông Tin Học TaViCo