Thông báo - Tin tức            
Các môn chung - một vấn đề của Đại học thời hội nhập (13/03/2008)

Các môn chung - một vấn đề của Đại học thời hội nhập

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết

Theo Hiệp định WTO và Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (BTA), chúng ta không hạn chế việc các trường đại học nước ngoài vào đầu tư mở trường ở Việt Nam. Nhưng có một vấn đề chúng ta cần phải đặt ra để suy nghĩ và tìm giải pháp thích hợp, đó là chương trình đào tạo của các trường đại học nước ngoài với các trường đại học trong nước khác biệt nhau khá xa. Tạm chưa nói đến các môn khoa học chuyên ngành, trong bài viết này, tôi chỉ bàn về các môn học chính trị (bao gồm Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh) và Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng. Đây là mảng có những sự khác biệt rất lớn giữa các trường đại học của ta và của nước ngoài (bao gồm các trường ở nước ngoài và trường nước ngoài đặt ở Việt Nam).

Trong chương trình đại học Việt Nam, thời lượng học các môn này là từ 20 đến 24 đơn vị học trình, tùy ngành, tức là từ 300 đến 360 tiết. Từ trước đến nay, không ít người cho rằng những môn này rất căn bản, rất cần thiết, nhưng trên thực tế, chúng không có trong chương trình của phần lớn các trường đại học nước ngoài. Sự chênh lệch khoảng 300-400 tiết so với chương trinh đại học nước ngoài là một trong những lý do khiến bằng cấp của ta khó được các nước công nhận. Ngược lại, về phía ta, liệu chúng ta có công nhận bằng cấp của các sinh viên tốt nghiệp đại học nước ngoài công tác tại Việt Nam không, nếu anh chị em này thiếu hụt mấy trăm tiết học các môn chung như đã nói? Chúng ta phải đặt ra vấn đề này vì một sinh viên tốt nghiệp trường đại học trong nước học đến gần 400 tiết các môn này cũng được sử dụng ở các cơ quan, doanh nghiệp hệt như người tốt nghiệp các trường đại học nước ngoài không học chúng. Đây là một sự không công bằng đối với cử nhân được đào tạo từ các nguồn khác nhau. Cho nên, theo tôi, đã đến lúc Bộ Giáo dục & Đào tạo và các cơ quan liên quan cần xem xét lại sao cho thấu đáo.
Nếu quan niệm đây là những môn mà nhất thiết công chức của Việt Nam phải học thì chúng ta có thể đào tạo họ trong các chương trình ở Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và các trung tâm giáo dục quốc phòng. Trước khi thi vào ngạch công chức, các ứng viên cần phải học qua các môn học đó. Ứng viên xin vào làm việc tại các doanh nghiệp, các đơn vị khác thì không nhất thiết phải học những môn này. Còn nếu quan niệm các môn học này là bắt buộc đối với tất cả những người có trình độ đại học thì cũng phải nghĩ đến chuyện bổ túc kiến thức cho sinh viên tốt nghiệp ở các trường đại học nước ngoài trước khi tuyển dụng họ vào làm việc ở tất cả các cơ sở của Việt Nam, từ cơ quan nhà nước cho đến doanh nghiệp quốc doanh, tư doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, trên thực tế, ta chỉ có thể yêu cầu các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội v.v... của Việt Nam, thậm chí các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam thực hiện điều kiện nói trên, chứ không thể yêu cầu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thậm chí các doanh nghiệp tư nhân làm như vậy. Đây là một bài toán đặt ra mà Bộ Giáo dục & Đào tạo phải giải quyết.
Riêng về phần mình, tôi nghĩ rằng để những người có trình độ đại học có một nhận thức luận đúng đắn thì họ cần được nghiên cứu các môn đã nêu, nhưng nên đưa các môn riêng rẽ đó vào khuôn khổ những môn có phạm vi rộng lớn hơn, như là một bộ phận của môn học chung đó. Chẳng hạn Triết học Mác - Lênin có thể được giảng dạy trong các chương trình triết học nói chung hoặc là Lịch sử triết học; Tư tưởng Hồ Chí Minh có thể đưa vào dạy trong Lịch sử tư tưởng Việt Nam; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam có thể đưa vào Lịch sử Việt Nam giai đoạn hiện đại; Kinh tế chính trị có thể nhập vào môn Lịch sử các học thuyết kinh tế v.v... Vê môn Giáo dục thể chất thì nội dung của nó cần được cải tiến cho thiết thực hơn, và tốt nhất là chuyển thành giáo dục ngoài giờ thông qua hình thức câu lạc bộ – câu lạc bộ bóng bàn, câu lạc bộ điền kinh, câu lạc bộ bơi lội v.v.... Môn học này cần được sinh viên hào hứng đón nhận với niềm say mê chứ không nên thành nỗi khiếp sợ của nhiều người. Còn về môn Giáo dục quốc phòng thì nó có thể dạy ở các trung tâm Giáo dục quốc phòng có đầy đủ điều kiện, không chỉ cho sinh viên mà cho toàn bộ thanh niên. Số giờ dạy các môn nói trên cũng cần được tính toán một cách hợp lý. Theo tôi, đó là một cách giải quyết để ít nhất chương trình của chúng ta có những phần tương thích với chương trình của nước ngoài. Đây là một vấn đề đặt ra khi ngành đại học của chúng ta hội nhập với thế giới.

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết

Nguồn: www.tiasang.com.vn

 

Xem tin theo ngày Chọn lịch rồi chọn ngày xem tin       |          Đầu trang
 

Các tin khác
 Khai giảng Khóa học Giám đốc Điều hành tổ chức tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp Tiền Giang (10/05/2024)
  (23/08/2023)
 Kế hoạch khai giảng các khóa học Bồi dưỡng nghiệp vụ tháng 11 và 12/2019 (30/10/2019)
 Lớp Tập huấn Quản lý tài chính Kế toán; Quản lý tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập (30/10/2019)
 Khai giảng Khóa học Giám đốc Điều hành tổ chức tại Lực lượng Thanh niên xung phong TP. HCM (30/10/2019)
 Khai giảng Khóa học Giám đốc Điều hành tổ chức tại Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn (29/10/2019)
 Khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp – Hành chính sự nghiệp – Tập huấn Thông tư 107/2017/TT-BTC (08/03/2018)
 THÔNG BÁO ÔN THI SÁT HẠCH CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG (08/03/2018)
 ÔN TẬP Thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản (08/03/2018)
 Thông báo Ôn thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản (27/02/2018)
 khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp – Hành chính sự nghiệp và Tập huấn Thông tư 107 (27/02/2018)
 Lễ Khai giảng lớp Bồi dưỡng Kiến thức cho Đơn vị Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (17/08/2017)
 ĐÁP ÁN BỘ ĐỀ THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG (14/04/2017)
 Quyết định Thành lập Ban biên soạn Bộ đề thi và Đáp án Các môn thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề Môi giới BĐS (17/10/2016)
 Nguyên tắc ba C: “Chất lượng – Công nghệ - Chuỗi giá trị” – chìa khóa của hội nhập (17/10/2016)
 BỘ CÂU HỎI THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG (17/10/2016)
 Lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp (17/10/2016)
 THÔNG BÁO VỀ VIỆC TỔ CHỨC KỲ THI SÁT HẠCH KIẾN THỨC MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN (LẦN THỨ 2/2016) (09/09/2016)
 Thư Cảm ơn (05/08/2016)
 Thông báo Về việc tổ chức kỳ thi sát hạch kiến thức môi giới bất động sản (lần thứ I/2016) (05/08/2016)
 Khai giảng khóa học Giám đốc điều hành (CEO) tại Công Ty Tnhh Mtv Dịch Vụ Công Ích Thanh Niên Xung Phong (03/11/2015)
 TỔ CHỨC KHÓA HUẤN LUYỆN KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH (08/04/2015)
 THÔNG BÁO TẬP HUẤN THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (01/04/2015)
 THÔNG BÁO TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG THEO NGHỊ ĐỊNH 16/NĐ-CP NGÀY 14/02/2015 (01/04/2015)
 Chương trình đào tạo thực hành nghiệp vụ Tài chính Ngân hàng (05/11/2014)
 Khai giảng lớp Giám đốc điều hành học ngày Thứ 7 (Sáng + Chiều) (04/06/2014)
 THÔNG BÁO CHIÊU SINH KHÓA HỌC BỒI DƯỠNG KẾ TOÁN TRƯỞNG THÔNG TƯ 199/2011/QĐ-BTC VÀ THÔNG TƯ 163163/2013/TTLT-BTC-BNV TẠI TP.HCM VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG (02/06/2014)
 Kết quả kiểm tra các khóa học (05/10/2013)
 Đã có chứng nhận các khóa học (01/10/2013)
 Xin chúc mừng Thầy Vương Hoàng Thanh - giảng viên các khóa học Giám sát thi công và Quản lý dự án của CPA được trao tặng Huân chương Lao động hạng ba của Chủ tịch nước (16/01/2012)
 Lớp bồi dưỡng Nghiệp vụ đánh giá dự án đầu tư (13/07/2011)
 Khắc tên 16 nghìn tiến sỹ - xin can, xin can! (13/10/2008)
 Ẩn số quan hệ giữa ngân hàng và bất động sản tại Việt Nam (08/10/2008)
 Giáo dục VN: Loay hoay tìm cách phát minh lại... cái bánh xe (25/09/2008)
 Bộ Xây dựng công bố chỉ số giá xây dựng QII/2008 (04/09/2008)
 Thấy gì về nhà cao tầng ở Việt Nam (19/08/2008)
 Sự cố khi xây dựng phần ngầm công trình: Hoàn toàn có thể tránh được (04/08/2008)
 Địa ốc TP HCM có dấu hiệu bị làm giá (31/07/2008)
 Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng (28/07/2008)
 Hoa hậu và cú đấm của con rể bà Tư Hường (19/07/2008)
 Đất và nông dân - Tác giả: Nguyên Ngọc (02/07/2008)
 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI KHI HƯỚNG DẪN ĐO BÓC KHỐI LỰƠNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (01/07/2008)
 Một số điểm cần lưu ý khi điều tiết cung - cầu trên thị trường bất động sản (27/06/2008)
 Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành mẫu Hồ sơ mời thầu áp dụng cho gói thầu xây lắp (19/06/2008)
 Những cây cầu ấn tượng trên thế giới (18/06/2008)
 Quá ít kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp (06/06/2008)
 Niềm tin, thông tin, và điều hành vĩ mô (05/06/2008)
 Thị trường bất động sản “đóng băng”: Các doanh nghiệp địa ốc... còn rất lãi! (05/06/2008)
 Hội thảo về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng (04/06/2008)
 Thiết kế kháng chấn các công trình nhà cao tầng ở Việt Nam (03/06/2008)
 Kinh nghiệm về xây dựng phát triển nhà ở cao tầng tại Nhật Bản - đối chiếu với mô hình Singapore (02/06/2008)
 Đào tạo nghiệp vụ định giá xây dựng: Nếu không thông báo hoạt động sẽ bị đình chỉ (09/05/2008)
 Chứng chỉ hành nghề hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (08/05/2008)
 Công bố cơ sở đào tạo bất động sản đạt chuẩn (24/04/2008)
 Năm giải pháp bình ổn thị trường bất động sản (20/04/2008)
 LÁ THƯ NGƯỜI CHỦ GỞI ĐẦY TỚ (01/04/2008)
 Tiêu chuẩn kỹ sư định giá xây dựng (23/03/2008)
 Giá văn phòng cho thuê tại Việt Nam: Đắt thứ 13 trên thế giới (23/03/2008)
 Cao ốc Pacific: Lấp hầm bằng đất, nước hay không khí? (07/03/2008)
 Dự án có “lãi ngầm”! (07/03/2008)
 Tăng trưởng của Việt Nam có thực sự nhanh và bền vững? (21/02/2008)
 Lựa chọn Thành công: Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam (17/02/2008)
 NHỮNG CON SỐ KINH HOÀNG VỀ GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (16/02/2008)
 Thông tin về khóa học Bất động sản tại TP. HCM (12/02/2008)
 Vân Phong: Lợi ích dân tộc phải lớn hơn lợi ích nhóm (23/01/2008)
 Khởi đầu cho những cải cách sâu rộng (22/01/2008)
 Cái tâm của người nắm quyền lực công (15/01/2008)
 Luận án tiến sĩ (24/10/2007)
 Điều kiện để kinh doanh bất động sản (18/10/2007)
 Giáo dục đại học - trách nhiệm đối với quá khứ và tương lai (16/10/2007)
 Lại chuyện triết lý giáo dục (03/10/2007)
 Tinh thần Hiến pháp (24/09/2007)
 Xin được đối thoại với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về vấn đề giáo dục (19/09/2007)
 Lấy ý kiến nhân dân về các đề án nhà Quốc hội mới (14/09/2007)
 PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC: THỰC TẠI VÀ TƯƠNG LAI. Bài 3: Sự nghiệp của toàn dân, đất nước của nhân dân (22/08/2007)
 PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC: THỰC TẠI VÀ TƯƠNG LAI. Bài 2: Nghĩ về tầm nhìn (21/08/2007)
 Giấy đỏ, Giấy hồng, Giấy xanh và ... Giấy tay (19/08/2007)
 PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC: THỰC TẠI VÀ TƯƠNG LAI. Bài 1: Ta đi một bước, thiên hạ cũng đi một bước (17/08/2007)
 Cáp treo Vinapeal và "tư duy tổ mối" (12/08/2007)
 Tổng thanh tra: 'Tôi đã từ chối nhiều quà bất thường' (04/08/2007)
 Cạnh tranh xé rào hay cuộc chạy đua xuống đáy (16/06/2007)
 THAM NHŨNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (25/05/2007)
 Vay thêm 1 tỉ USD, rót vào đâu? (16/05/2007)
 Bài 3 - Triết lý phát triển: Vai trò tiên phong của hệ thống (02/05/2007)
 Bài 1: Đột phá từ triết lý phát triển (28/04/2007)
 Bài 2: Đi tìm Triết lý Phát triển cho Việt Nam (28/04/2007)
 Thi công gói thầu số 7, dự án vệ sinh môi trường TP.HCM, lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Trách nhiệm chậm tiến độ, do ai? (17/04/2007)
 Xin hỏi Bộ trưởng Vũ Văn Ninh (03/04/2007)
 Newton cũng thua chứng khoán (01/03/2007)

 
 
  Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh  123123123  123   

Bản quyền thuộc về Trung Tâm Đào Tạo Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ CPA
Website được thiết kế và phát triển bởi Công ty TNHH Viễn Thông Tin Học TaViCo