Thông báo - Tin tức            
PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC: THỰC TẠI VÀ TƯƠNG LAI. Bài 2: Nghĩ về tầm nhìn (21/08/2007)

Nghèo và lạc hậu, không phải là một bệnh, càng không phải là một số phận, mà là sản phẩm của một thực tế nhất định, bao gồm hai phần: khách quan và chủ quan. Điều quan trọng là trí tuệ, tầm nhìn, ý chí chiến thắng nghèo nàn lạc hậu, tất cả cần được hun đúc thành sự đồng thuận của toàn dân tộc, kết tinh lại thành ý chí chính trị mãnh liệt của toàn dân tộc.

Nói một cách khác:

Chiến thắng nghèo nàn lạc hậu, quyết thoát khỏi thân phận công dân hạng hai của thế giới phải là sự nghiệp và khát vọng của toàn dân tộc. Đặt ra được vấn đề như vậy, sẽ tìm ra con đường và sức mạnh đi tới mục tiêu.

Khát vọng này, ý chí chính trị này là yếu tố đầu tiên phải tạo ra trước khi bắt tay vào mọi việc khác - trước hết với ý nghĩa phải chiến thắng những yếu kém của chính bản mỗi con người chúng ta, phải chiến thắng những yếu kém của toàn thể cộng đồng dân tộc Việt Nam ta. Chỉ có sự phấn đấu của bản thân, dứt khoát không đổ lỗi cho một hoàn cảnh hay nguyên nhân nào cả.

Hãy nhìn ra cả thế giới, có những quốc gia sống trong những điều kiện còn ngặt nghèo hơn nước ta, họ đi lên được và thoát khỏi thân phận công dân thế giới hạng hai. Nước ta - một dân tộc đang lên, tuổi trẻ chiếm quá nửa dân số - tại sao không?

Dưới đây xin nêu lên một số ý kiến bàn thêm về khía cạnh chủ quan.

Sự ra đời của các “con hổ”, “con rồng” Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan đều bắt đầu từ tầm nhìn của những người lãnh đạo đương thời.

Sự nghiệp cải cách ở Trung Quốc và những gặt hái thành công cũng bắt đầu từ tầm nhìn của Đặng Tiểu Bình.

Công cuộc đổi mới ở Việt Nam được dấy lên từ cuộc sống và cuối cùng trở thành đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, trước hết là nhờ đổi mới tư duy trong Đảng - nghĩa là cũng bắt đầu từ tầm nhìn.

Tầm nhìn như thế ở tất cả các nước nói trên, kể cả nước ta, có đặc trưng chung là thừa nhận xu thế vận động khách quan của sự vật - ở đây là những vấn đề mang tính quy luật phát triển khách quan của một quốc gia, và nhận thức được sự gắn kết tất yếu giữa phát triển đất nước mình với xu thế phát triển chung của thế giới, phấn đấu cho nước mình trở thành một bộ phận năng động của kinh tế thế giới - đó cũng là cách khai thác tốt nhất mọi thuận lợi và đối phó chủ động nhất đối với mọi thách thức trong quá trình toàn cầu hoá.

Dựa vào thực tiễn của 20 năm đổi mới, có thể nói tầm nhìn như vậy đòi hỏi loại bỏ triệt để mọi duy ý chí, và phải có ý chí sắt đá phát huy sức mạnh dân tộc và dân chủ. Có tầm nhìn trở thành ý chí chính trị như vậy, mới có những thứ khác. Mọi thành tựu đạt được của đổi mới khẳng định điều này. Thực chất của công cuộc đổi mới ở nước ta trước hết là một quá trình tìm cách giải phóng và phát huy sức mạnh dân tộc, dân chủ.

"Chiến thắng nghèo nàn lạc hậu, quyết thoát khỏi thân phận công dân hạng hai của thế giới phải là sự nghiệp và khát vọng của toàn dân tộc".

Những điều vừa trình bày trên cho phép kết luận: Nhìn ra được xu thế vận động của sự vật, tìm ra được cách giải phóng mọi nguồn lực để làm chủ xu thế vận động này, đó chính là nội dung tầm nhìn cần phải có để thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu và để không phải chịu hèn.

Cái gì làm cho nước ta gần như trong một đêm từ nước thường xuyên thiếu đói phải nhập lương thực trở thành nước xuất khẩu lương thực có hạng trên thế giới?

Cái gì làm cho nền kinh tế tự cung tự cấp của nước ta ngày nay trở thành một nền kinh tế xuất khẩu tới 60% của cải làm ra hàng năm?

Cái gì trước hết, nếu không phải là tầm nhìn - xuất phát từ tư duy đã được đổi mới?

Cái gì trước hết đang gây ra những hẫng hụt, những ách tắc, những mất cân đối đang tồn tại trong nền kinh tế nước ta, cái gì cản trở việc khắc phục những yếu kém trong hệ thống chính trị và quản lý đất nước của ta, nếu trước hết không phải là tầm nhìn bất cập?

Như vậy, phải chăng có đủ lý lẽ để nói:

Cái trước hết có thể làm cho đất nước giàu mạnh là tầm nhìn đúng đắn trở thành một ý chí chính trị; cái kìm hãm lớn nhất sự phát triển của đất nước là tầm nhìn bất cập.

Thiết nghĩ vấn đề bức xúc nhất là cần mổ xẻ thấu đáo mọi khả năng giải phóng mọi nguồn lực làm đất nước giàu mạnh, bắt đầu sự nghiệp này từ mở rộng tầm nhìn. Vấn đề bức xúc khác là vạch ra để khắc phục mọi nhân tố kìm hãm phát triển đất nước có nguồn gốc từ tầm nhìn. Mọi giá trị tư tưởng, đạo đức phải được soi rọi và xác lập từ tầm nhìn mới này.

Lợi ích của sự nghiệp phát triển đất nước, lợi ích bảo vệ an ninh và ổn định của đất nước đang cấp thiết đòi hỏi huy động những bộ não kiệt xuất của toàn thể cộng đồng dân tộc Việt Nam ta, trong nước cũng như ngoài nước - trước hết từ giới trí thức, giới doanh nhân, những người làm chính sách - đưa ra tầm nhìn làm thay đổi cuộc chạy đua “ta đi một bước, thiên hạ cũng đi một bước” như đã diễn ra trong hai mươi năm đổi mới đầu tiên của đất nước! Thời kỳ này sang trang rồi, phải hạn chế dần và tiến tới từ giã hẳn chạy đua bằng huy động lao động cơ bắp và tài nguyên thiên nhiên là chủ yếu (cũng có nghĩa là chạy đua bằng công nghệ thấp và bán môi trường tự nhiên là chủ yếu), để tìm một phương thức chạy đua mới - bằng cách xây dựng lợi thế so sánh mới trên cơ sở phát huy nguồn lực con người và khai thác hội nhập quốc tế.

Chuyển sang chạy đua bằng xác lập và phát huy lợi thế so sánh mới như vậy là một cuộc phấn đấu vô cùng gian khổ, quyết liệt và toàn diện, bởi vì phải xoá bỏ nhiều cái cũ, phải tạo ra nhiều cái mới - từ cách nghĩ, thể chế, chính sách, cơ chế, đến các điều kiện tinh thần, vật chất, kỹ thuật, văn hoá… để phát huy được nguồn lực con người và khả năng sáng tạo của nó, để khai thác xu thế hội nhập.

Về nhiều mặt, tạo ra lợi thế so sánh mới như thế, đòi hỏi mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc chúng ta phải dấn thân vào một cuộc phấn đấu mới thay đổi và nâng cao chính bản thân mỗi chúng ta, không trừ một ai. Người có địa vị kinh tế, chính trị, xã hội, trình độ học vấn càng cao, trách nhiệm này của họ càng lớn; tất cả phải được thử thách, được tôi luyện, sàng lọc qua quá trình phấn đấu mới này. Muốn đưa đất nước ta đi lên, mỗi người chúng ta - không có một sự phân biệt nào - đều phải đem hết trí tuệ, nghị lực và lòng yêu nước mà phấn đấu như vậy và chấp nhận sự sàng lọc của cả nước - không thể gia giảm hay ăn bớt được đối với bất kỳ một ai.

Nếu muốn, cũng có thể gọi sự nghiêp đổi mới lợi thế so sánh như thế nhất thiết phải tiến hành, tất cả nhằm vào “hàm lượng trí tuệ cao hơn, hàm lượng công nghệ cao hơn, chất lượng tốt hơn” - và đấy chính là giá trị đạo đức cao nhất! Bắt đầu ngay từ những bước đi thấp nhất. Không bắt đầu ngay từ bây giờ, thì đợi đến bao giờ? Hay không bao giờ?

Xin hãy từ tầm nhìn này để huy động mọi trí tuệ.

(Còn nữa)

  • Nguyễn Trung (Theo Vietnamnet)

 qui hoạch TP HCM cần tận dụng tối đa chất xám

Qui hoạch TP.HCM cần tận dụng tối đa chất xám (Ảnh: VNN)

 

Xem tin theo ngày Chọn lịch rồi chọn ngày xem tin       |          Đầu trang
 

Các tin khác
 Khai giảng Khóa học Giám đốc Điều hành tổ chức tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp Tiền Giang (10/05/2024)
  (23/08/2023)
 Kế hoạch khai giảng các khóa học Bồi dưỡng nghiệp vụ tháng 11 và 12/2019 (30/10/2019)
 Lớp Tập huấn Quản lý tài chính Kế toán; Quản lý tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập (30/10/2019)
 Khai giảng Khóa học Giám đốc Điều hành tổ chức tại Lực lượng Thanh niên xung phong TP. HCM (30/10/2019)
 Khai giảng Khóa học Giám đốc Điều hành tổ chức tại Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn (29/10/2019)
 Khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp – Hành chính sự nghiệp – Tập huấn Thông tư 107/2017/TT-BTC (08/03/2018)
 THÔNG BÁO ÔN THI SÁT HẠCH CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG (08/03/2018)
 ÔN TẬP Thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản (08/03/2018)
 Thông báo Ôn thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản (27/02/2018)
 khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp – Hành chính sự nghiệp và Tập huấn Thông tư 107 (27/02/2018)
 Lễ Khai giảng lớp Bồi dưỡng Kiến thức cho Đơn vị Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (17/08/2017)
 ĐÁP ÁN BỘ ĐỀ THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG (14/04/2017)
 Quyết định Thành lập Ban biên soạn Bộ đề thi và Đáp án Các môn thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề Môi giới BĐS (17/10/2016)
 Nguyên tắc ba C: “Chất lượng – Công nghệ - Chuỗi giá trị” – chìa khóa của hội nhập (17/10/2016)
 BỘ CÂU HỎI THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG (17/10/2016)
 Lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp (17/10/2016)
 THÔNG BÁO VỀ VIỆC TỔ CHỨC KỲ THI SÁT HẠCH KIẾN THỨC MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN (LẦN THỨ 2/2016) (09/09/2016)
 Thư Cảm ơn (05/08/2016)
 Thông báo Về việc tổ chức kỳ thi sát hạch kiến thức môi giới bất động sản (lần thứ I/2016) (05/08/2016)
 Khai giảng khóa học Giám đốc điều hành (CEO) tại Công Ty Tnhh Mtv Dịch Vụ Công Ích Thanh Niên Xung Phong (03/11/2015)
 TỔ CHỨC KHÓA HUẤN LUYỆN KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH (08/04/2015)
 THÔNG BÁO TẬP HUẤN THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (01/04/2015)
 THÔNG BÁO TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG THEO NGHỊ ĐỊNH 16/NĐ-CP NGÀY 14/02/2015 (01/04/2015)
 Chương trình đào tạo thực hành nghiệp vụ Tài chính Ngân hàng (05/11/2014)
 Khai giảng lớp Giám đốc điều hành học ngày Thứ 7 (Sáng + Chiều) (04/06/2014)
 THÔNG BÁO CHIÊU SINH KHÓA HỌC BỒI DƯỠNG KẾ TOÁN TRƯỞNG THÔNG TƯ 199/2011/QĐ-BTC VÀ THÔNG TƯ 163163/2013/TTLT-BTC-BNV TẠI TP.HCM VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG (02/06/2014)
 Kết quả kiểm tra các khóa học (05/10/2013)
 Đã có chứng nhận các khóa học (01/10/2013)
 Xin chúc mừng Thầy Vương Hoàng Thanh - giảng viên các khóa học Giám sát thi công và Quản lý dự án của CPA được trao tặng Huân chương Lao động hạng ba của Chủ tịch nước (16/01/2012)
 Lớp bồi dưỡng Nghiệp vụ đánh giá dự án đầu tư (13/07/2011)
 Khắc tên 16 nghìn tiến sỹ - xin can, xin can! (13/10/2008)
 Ẩn số quan hệ giữa ngân hàng và bất động sản tại Việt Nam (08/10/2008)
 Giáo dục VN: Loay hoay tìm cách phát minh lại... cái bánh xe (25/09/2008)
 Bộ Xây dựng công bố chỉ số giá xây dựng QII/2008 (04/09/2008)
 Thấy gì về nhà cao tầng ở Việt Nam (19/08/2008)
 Sự cố khi xây dựng phần ngầm công trình: Hoàn toàn có thể tránh được (04/08/2008)
 Địa ốc TP HCM có dấu hiệu bị làm giá (31/07/2008)
 Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng (28/07/2008)
 Hoa hậu và cú đấm của con rể bà Tư Hường (19/07/2008)
 Đất và nông dân - Tác giả: Nguyên Ngọc (02/07/2008)
 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI KHI HƯỚNG DẪN ĐO BÓC KHỐI LỰƠNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (01/07/2008)
 Một số điểm cần lưu ý khi điều tiết cung - cầu trên thị trường bất động sản (27/06/2008)
 Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành mẫu Hồ sơ mời thầu áp dụng cho gói thầu xây lắp (19/06/2008)
 Những cây cầu ấn tượng trên thế giới (18/06/2008)
 Quá ít kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp (06/06/2008)
 Niềm tin, thông tin, và điều hành vĩ mô (05/06/2008)
 Thị trường bất động sản “đóng băng”: Các doanh nghiệp địa ốc... còn rất lãi! (05/06/2008)
 Hội thảo về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng (04/06/2008)
 Thiết kế kháng chấn các công trình nhà cao tầng ở Việt Nam (03/06/2008)
 Kinh nghiệm về xây dựng phát triển nhà ở cao tầng tại Nhật Bản - đối chiếu với mô hình Singapore (02/06/2008)
 Đào tạo nghiệp vụ định giá xây dựng: Nếu không thông báo hoạt động sẽ bị đình chỉ (09/05/2008)
 Chứng chỉ hành nghề hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (08/05/2008)
 Công bố cơ sở đào tạo bất động sản đạt chuẩn (24/04/2008)
 Năm giải pháp bình ổn thị trường bất động sản (20/04/2008)
 LÁ THƯ NGƯỜI CHỦ GỞI ĐẦY TỚ (01/04/2008)
 Tiêu chuẩn kỹ sư định giá xây dựng (23/03/2008)
 Giá văn phòng cho thuê tại Việt Nam: Đắt thứ 13 trên thế giới (23/03/2008)
 Các môn chung - một vấn đề của Đại học thời hội nhập (13/03/2008)
 Cao ốc Pacific: Lấp hầm bằng đất, nước hay không khí? (07/03/2008)
 Dự án có “lãi ngầm”! (07/03/2008)
 Tăng trưởng của Việt Nam có thực sự nhanh và bền vững? (21/02/2008)
 Lựa chọn Thành công: Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam (17/02/2008)
 NHỮNG CON SỐ KINH HOÀNG VỀ GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (16/02/2008)
 Thông tin về khóa học Bất động sản tại TP. HCM (12/02/2008)
 Vân Phong: Lợi ích dân tộc phải lớn hơn lợi ích nhóm (23/01/2008)
 Khởi đầu cho những cải cách sâu rộng (22/01/2008)
 Cái tâm của người nắm quyền lực công (15/01/2008)
 Luận án tiến sĩ (24/10/2007)
 Điều kiện để kinh doanh bất động sản (18/10/2007)
 Giáo dục đại học - trách nhiệm đối với quá khứ và tương lai (16/10/2007)
 Lại chuyện triết lý giáo dục (03/10/2007)
 Tinh thần Hiến pháp (24/09/2007)
 Xin được đối thoại với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về vấn đề giáo dục (19/09/2007)
 Lấy ý kiến nhân dân về các đề án nhà Quốc hội mới (14/09/2007)
 PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC: THỰC TẠI VÀ TƯƠNG LAI. Bài 3: Sự nghiệp của toàn dân, đất nước của nhân dân (22/08/2007)
 Giấy đỏ, Giấy hồng, Giấy xanh và ... Giấy tay (19/08/2007)
 PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC: THỰC TẠI VÀ TƯƠNG LAI. Bài 1: Ta đi một bước, thiên hạ cũng đi một bước (17/08/2007)
 Cáp treo Vinapeal và "tư duy tổ mối" (12/08/2007)
 Tổng thanh tra: 'Tôi đã từ chối nhiều quà bất thường' (04/08/2007)
 Cạnh tranh xé rào hay cuộc chạy đua xuống đáy (16/06/2007)
 THAM NHŨNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (25/05/2007)
 Vay thêm 1 tỉ USD, rót vào đâu? (16/05/2007)
 Bài 3 - Triết lý phát triển: Vai trò tiên phong của hệ thống (02/05/2007)
 Bài 1: Đột phá từ triết lý phát triển (28/04/2007)
 Bài 2: Đi tìm Triết lý Phát triển cho Việt Nam (28/04/2007)
 Thi công gói thầu số 7, dự án vệ sinh môi trường TP.HCM, lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Trách nhiệm chậm tiến độ, do ai? (17/04/2007)
 Xin hỏi Bộ trưởng Vũ Văn Ninh (03/04/2007)
 Newton cũng thua chứng khoán (01/03/2007)

 
 
  Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh  123123123  123   

Bản quyền thuộc về Trung Tâm Đào Tạo Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ CPA
Website được thiết kế và phát triển bởi Công ty TNHH Viễn Thông Tin Học TaViCo