Thông báo - Tin tức            
Bài 3 - Triết lý phát triển: Vai trò tiên phong của hệ thống (02/05/2007)

Phần cuối cùng trong loạt bài viết về triết lý phát triển, Tiến sĩ Vũ Minh Khương lý giải về những đột phá cần phải có trong hệ thống.

Thực thi dân chủ để huy động sức mạnh tổng lực của dân tộc 

images1282281_vn.jpg

Công cuộc đổi mới của nước ta chỉ ra những bài học quan trọng về giải phóng và phát huy nguồn lực xã hội. 

Từ việc giải phóng sự kiểm soát về quá trình sản xuất, chúng ta đã tạo bước nhảy vọt trong gia tăng sản lượng hàng hóa. Từ đó nước ta thoát được cảnh thiếu đói, nghèo nàn để chuyển sang đủ ăn. 

Từ việc tự do hóa việc thiết lập công ty và chuyển dịch tư liệu sản xuất, chúng ta đã tạo nên sự bùng phát của khu vực kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài. Từ đó, nước ta đang có những chuyển biến thuận lợi để chuyển được từ tình trạng đủ ăn sang tình trạng khấm khá. 

Giờ đây, dân chủ hóa là bước đi quan trọng và hợp lý tiếp theo để nước ta chuyển được từ khấm khá lên phồn vinh. Dân chủ hóa sẽ giúp nước ta thoát khỏi tình trạng khan hiếm người tài năng, trung thực, và tâm huyết và tạo nên những động lực tiềm tàng để người dân sát vai nhau phấn đấu trong một ý thức công dân sâu sắc vì tương lai tốt đẹp của bản thân và đất nước. 

Dân chủ hóa cũng tạo môi trường phấn khích cho sáng tạo và thử nghiệm táo bạo, một động lực quan trọng cho mọi kỳ tích phát triển. Dân chủ hóa sẽ cho phép thử nghiệm hình thành một số thành phố có đẳng cấp quốc tế theo các định hướng sau: 

+ Thị trưởng của thành phố sẽ do người dân trực tiếp bầu ra. Bộ máy sẽ được tuyển chọn trên các tiêu chí chủ đạo là tài năng, tính trung trực, và lòng tâm huyết. Cơ chế trả lương sẽ do thành phố tự cân đối quyết định để đảm bảo một chính quyền ưu tú, tận tâm, và tuyệt đối trong sạch.

+ Thành phố sẽ được xây dựng theo đẳng cấp hàng đầu quốc tế về quy hoạch, giao thông công cộng, cây xanh, bảo vệ môi trường, nhà ở, bệnh viện, trường học, tiện ích văn hóa - thể thao.

+ Thành phố áp dụng mô hình giáo dục hiện đại (trong đó, Singapore là một kinh nghiệm quý) để đào tạo thế hệ trẻ trở thành công dân có tầm vóc toàn cầu.

+ Thành phố sẽ là cái nôi ra đời của các đại học đẳng cấp quốc tế và các công ty có tầm vóc quốc tế của Việt Nam.

+ Thành phố sẽ là tâm điểm khơi dậy sức mạnh cốt lõi của dân tộc và thu hút trí tuệ, kinh nghiệm, và nguồn lực toàn cầu...

Vai trò hệ thống quản lý 

Viễn cảnh phát triển của một quốc gia tùy thuộc rất lớn vào tầm vóc và chất lượng của hệ thống quản lý. 

Chất lượng của hệ thống quản lý được đánh giá chủ yếu trên các dịch vụ công chủ yếu mà hệ thống phải cung cấp; đó là giáo dục, y tế - sức khỏe, giao thông - qui hoạch đô thị, thủ tục hành chính, an ninh - trật tự, và bảo vệ các chuẩn mực đạo đức xã hội. 

Mặc dù chúng ta đã đạt được những thành quả đáng trân trọng trong quá trình đổi mới vừa qua, tầm vóc và chất lượng hoạt động của hệ thống quản lý ngày càng bộc lộ rõ sự bất cập.  

Theo mô hình phát triển động, mỗi hệ thống có một cái ngưỡng về tầm vóc mà nếu vượt qua đó, hệ thống dù còn nhiều khuyết tật yếu điểm, nhưng với nỗ lực phát triển, nó sẽ mỗi ngày một hoàn thiện để đáp ứng ngày càng tốt hơn đòi hỏi của thực tiễn khách quan. 

Thế nhưng, nếu tầm vóc của hệ thống đã bị tuột xuống dưới ngưỡng xung yếu đó, thì cho dù xoay xở thế nào, các căn bệnh của hệ thống sẽ mỗi ngày một trầm kha và không thể nào chữa trị bằng những liệu pháp thông thường (bệnh càng chữa, càng nặng). Khi đó, hệ thống chỉ còn phương cách duy nhất là đột phá để nâng tầm vóc của mình vượt lên trên ngưỡng xung yếu trong động thái vận động của mình. 

Nỗ lực đột phá của một hệ thống, trước hết cần chú trọng vào ba khâu then chốt có mối quan hệ mật thiết với nhau; đó là Tầm nhìn, Khả năng học hỏi, và Cơ chế tuyển chọn - đề bạt cán bộ

Về tầm nhìn

Hệ thống phải thấu hiểu quy luật vận động của xã hội và xu thế phát triển của thế giới để có được tầm nhìn sáng rõ cho tương lai của dân tộc. Trong nỗ lực này, ba nguy cơ cần tuyệt đối tránh là: tự trói mình vào quá khứ hoặc lợi ích cá nhân; phiến diện thiếu khoa học trong phân tích xu thế phát triển của thế giới; và mặc cảm về vị thế hiện tại để rồi làm tắt đi khát vọng vươn lên vị thế xứng đáng của dân tộc trong cộng đồng thế giới. 

Về khả năng học hỏi

Hệ thống cần gia cường khả năng học hỏi theo hai mô thức chính. Mô thức thứ nhất đòi hỏi sự nhạy bén tiếp thu cái mới, cái hay, và khả năng chắt lọc tinh hoa tri thức của nhân loại. Mô thức này đòi hỏi cán bộ phải có tài và có quyết tâm. Mô thức thứ hai đòi hỏi khả năng học từ sai lầm, thất bại. Đó là khả năng phân tích và thấu hiểu căn nguyên của những sai lầm trước đây để rồi tránh mắc phải những sai lầm trong hiện tại và tương lai. Chẳng hạn, Hàn Quốc khi kỷ niệm ngày độc lập thường xoáy vào phân tích những nguyên nhân mất nước hơn là tranh thủ phô trương các thành tựu phát triển. 

Về cơ chế tuyển chọn, đề bạt, đánh giá và đãi ngộ cán bộ 

Cũng như các nước Đông Á khác, Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa "cảm nhận xấu hổ" (shame culture). Theo đó người dân hành động dựa trên sự phán xét của xã hội về mình hơn là dựa trên suy xét của cá nhân là điều ấy đúng hay sai về luật pháp hay đạo đức. Vì vậy, cách hành xử của người dân chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi cách hành xử của giới quan chức, trí thức, và giáo viên, là những tầng lớp mà người dân thường coi là chuẩn mực cho những hành vi của xã hội.

Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore (và Trung Quốc gần đây) trong công cuộc phát triển của mình đã hết sức chú trọng xây dựng một đội ngũ công chức ưu tú về tài năng và phẩm chất; và điều này đã mang lại những tác động to lớn không chỉ tới nhịp độ tăng trưởng kinh tế mà cả nền tảng đạo lý của xã hội.

Ở Việt Nam, tài năng và phẩm chất trong thời gian qua chưa thực sự trở thành tiêu chuẩn tối thượng trong tuyển dụng, đánh giá, và đề bạt cán bộ. Hệ quả là, đội ngũ này không chỉ chưa đáp ứng được đòi hỏi của xã hội mà còn là nơi phát sinh ra lối sống bê tha và những hành vi gian dối, tham nhũng. Do vậy, người dân hiện không còn bị tiết chế bởi cảm nhận xấu hổ khi bị lôi cuốn vào các hành vi gian dối, chạy chọt, cờ bạc, chơi bời.

Do đó, xây dựng một đội ngũ công bộc ưu tú thông qua cơ chế tuyển chọn, đề bạt, đánh giá và đãi ngộ cán bộ thực sự dân chủ và khoa học cần là bước đột phá quan trọng trong nỗ lực cải cách. 

Thay lời kết 

Khi khảo cứu lịch sử phát triển của các dân tộc trên thế giới thường, các nhà nghiên cứu tìm thấy sự kinh ngạc ở một trong hai thái cực. Ở thái cực thứ nhất, người ta kinh ngạc trước những cố gắng phi thường mà một dân tộc có thể làm được khi họ thấu hiểu và dũng cảm chấp nhận những thách thức nghiệt ngã, biến chúng thành cơ hội để làm nên kỳ tích phát triển; Ở thái cực thứ hai, người ta thấy kinh ngạc về sự luẩn quẩn trong tư duy và sự tầm thường trong hành động mà một dân tộc, dù có quá khứ vinh quang, có thể có khi họ lẩn tránh những thách thức khắc nghiệt của đổi thay và bỏ qua những cơ hội vô giá cho phát triển. 

Nước Việt Nam ta sẽ ở vào thái cực nào của sự kinh ngạc trong những thập kỷ tới đây? 

Người Việt Nam liệu còn khắc ghi trong tâm can của mình nỗi trăn trở, xót xa về vị thế dân tộc "ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa" của Trần Hưng Đạo và ý chí hào hùng "Như nước Đại Việt ta từ trước / Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,[...] Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau / Song hào kiệt thời nào cũng có" của Nguyễn Trãi? 

Hàng triệu người Việt Nam đã ngã xuống vì khát vọng độc lập tự do và tương lai phồn vinh của dân tộc liệu có cảm thấy yên lòng với những gì chúng ta đang làm hôm nay? 

Người Việt Nam năm 2045 sẽ được hãnh diện về lòng quả cảm và những nỗ lực phi thường mà thế hệ hôm nay sẽ xiết chặt hàng ngũ để làm nên một nước Việt Nam hùng cường hay họ sẽ phải hổ thẹn, tủi nhục về vị thế yếu hèn của dân tộc trong cộng đồng thế giới và xót xa nuối tiếc về những cơ hội vô giá mà thế hệ cha anh họ đã bỏ qua? 

Lịch sử đang chờ đợi câu trả lời của thế hệ chúng ta! 

  • TS Vũ Minh Khương (trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore)
 

Xem tin theo ngày Chọn lịch rồi chọn ngày xem tin       |          Đầu trang
 

Các tin khác
  (23/08/2023)
 Khai giảng Khóa học Giám đốc Điều hành tổ chức tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp Tiền Giang (11/11/2019)
 Kế hoạch khai giảng các khóa học Bồi dưỡng nghiệp vụ tháng 11 và 12/2019 (30/10/2019)
 Lớp Tập huấn Quản lý tài chính Kế toán; Quản lý tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập (30/10/2019)
 Khai giảng Khóa học Giám đốc Điều hành tổ chức tại Lực lượng Thanh niên xung phong TP. HCM (30/10/2019)
 Khai giảng Khóa học Giám đốc Điều hành tổ chức tại Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn (29/10/2019)
 Khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp – Hành chính sự nghiệp – Tập huấn Thông tư 107/2017/TT-BTC (08/03/2018)
 THÔNG BÁO ÔN THI SÁT HẠCH CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG (08/03/2018)
 ÔN TẬP Thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản (08/03/2018)
 Thông báo Ôn thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản (27/02/2018)
 khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp – Hành chính sự nghiệp và Tập huấn Thông tư 107 (27/02/2018)
 Lễ Khai giảng lớp Bồi dưỡng Kiến thức cho Đơn vị Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (17/08/2017)
 ĐÁP ÁN BỘ ĐỀ THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG (14/04/2017)
 Quyết định Thành lập Ban biên soạn Bộ đề thi và Đáp án Các môn thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề Môi giới BĐS (17/10/2016)
 Nguyên tắc ba C: “Chất lượng – Công nghệ - Chuỗi giá trị” – chìa khóa của hội nhập (17/10/2016)
 BỘ CÂU HỎI THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG (17/10/2016)
 Lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp (17/10/2016)
 THÔNG BÁO VỀ VIỆC TỔ CHỨC KỲ THI SÁT HẠCH KIẾN THỨC MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN (LẦN THỨ 2/2016) (09/09/2016)
 Thư Cảm ơn (05/08/2016)
 Thông báo Về việc tổ chức kỳ thi sát hạch kiến thức môi giới bất động sản (lần thứ I/2016) (05/08/2016)
 Khai giảng khóa học Giám đốc điều hành (CEO) tại Công Ty Tnhh Mtv Dịch Vụ Công Ích Thanh Niên Xung Phong (03/11/2015)
 TỔ CHỨC KHÓA HUẤN LUYỆN KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH (08/04/2015)
 THÔNG BÁO TẬP HUẤN THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (01/04/2015)
 THÔNG BÁO TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG THEO NGHỊ ĐỊNH 16/NĐ-CP NGÀY 14/02/2015 (01/04/2015)
 Chương trình đào tạo thực hành nghiệp vụ Tài chính Ngân hàng (05/11/2014)
 Khai giảng lớp Giám đốc điều hành học ngày Thứ 7 (Sáng + Chiều) (04/06/2014)
 THÔNG BÁO CHIÊU SINH KHÓA HỌC BỒI DƯỠNG KẾ TOÁN TRƯỞNG THÔNG TƯ 199/2011/QĐ-BTC VÀ THÔNG TƯ 163163/2013/TTLT-BTC-BNV TẠI TP.HCM VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG (02/06/2014)
 Kết quả kiểm tra các khóa học (05/10/2013)
 Đã có chứng nhận các khóa học (01/10/2013)
 Xin chúc mừng Thầy Vương Hoàng Thanh - giảng viên các khóa học Giám sát thi công và Quản lý dự án của CPA được trao tặng Huân chương Lao động hạng ba của Chủ tịch nước (16/01/2012)
 Lớp bồi dưỡng Nghiệp vụ đánh giá dự án đầu tư (13/07/2011)
 Khắc tên 16 nghìn tiến sỹ - xin can, xin can! (13/10/2008)
 Ẩn số quan hệ giữa ngân hàng và bất động sản tại Việt Nam (08/10/2008)
 Giáo dục VN: Loay hoay tìm cách phát minh lại... cái bánh xe (25/09/2008)
 Bộ Xây dựng công bố chỉ số giá xây dựng QII/2008 (04/09/2008)
 Thấy gì về nhà cao tầng ở Việt Nam (19/08/2008)
 Sự cố khi xây dựng phần ngầm công trình: Hoàn toàn có thể tránh được (04/08/2008)
 Địa ốc TP HCM có dấu hiệu bị làm giá (31/07/2008)
 Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng (28/07/2008)
 Hoa hậu và cú đấm của con rể bà Tư Hường (19/07/2008)
 Đất và nông dân - Tác giả: Nguyên Ngọc (02/07/2008)
 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI KHI HƯỚNG DẪN ĐO BÓC KHỐI LỰƠNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (01/07/2008)
 Một số điểm cần lưu ý khi điều tiết cung - cầu trên thị trường bất động sản (27/06/2008)
 Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành mẫu Hồ sơ mời thầu áp dụng cho gói thầu xây lắp (19/06/2008)
 Những cây cầu ấn tượng trên thế giới (18/06/2008)
 Quá ít kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp (06/06/2008)
 Niềm tin, thông tin, và điều hành vĩ mô (05/06/2008)
 Thị trường bất động sản “đóng băng”: Các doanh nghiệp địa ốc... còn rất lãi! (05/06/2008)
 Hội thảo về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng (04/06/2008)
 Thiết kế kháng chấn các công trình nhà cao tầng ở Việt Nam (03/06/2008)
 Kinh nghiệm về xây dựng phát triển nhà ở cao tầng tại Nhật Bản - đối chiếu với mô hình Singapore (02/06/2008)
 Đào tạo nghiệp vụ định giá xây dựng: Nếu không thông báo hoạt động sẽ bị đình chỉ (09/05/2008)
 Chứng chỉ hành nghề hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (08/05/2008)
 Công bố cơ sở đào tạo bất động sản đạt chuẩn (24/04/2008)
 Năm giải pháp bình ổn thị trường bất động sản (20/04/2008)
 LÁ THƯ NGƯỜI CHỦ GỞI ĐẦY TỚ (01/04/2008)
 Tiêu chuẩn kỹ sư định giá xây dựng (23/03/2008)
 Giá văn phòng cho thuê tại Việt Nam: Đắt thứ 13 trên thế giới (23/03/2008)
 Các môn chung - một vấn đề của Đại học thời hội nhập (13/03/2008)
 Cao ốc Pacific: Lấp hầm bằng đất, nước hay không khí? (07/03/2008)
 Dự án có “lãi ngầm”! (07/03/2008)
 Tăng trưởng của Việt Nam có thực sự nhanh và bền vững? (21/02/2008)
 Lựa chọn Thành công: Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam (17/02/2008)
 NHỮNG CON SỐ KINH HOÀNG VỀ GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (16/02/2008)
 Thông tin về khóa học Bất động sản tại TP. HCM (12/02/2008)
 Vân Phong: Lợi ích dân tộc phải lớn hơn lợi ích nhóm (23/01/2008)
 Khởi đầu cho những cải cách sâu rộng (22/01/2008)
 Cái tâm của người nắm quyền lực công (15/01/2008)
 Luận án tiến sĩ (24/10/2007)
 Điều kiện để kinh doanh bất động sản (18/10/2007)
 Giáo dục đại học - trách nhiệm đối với quá khứ và tương lai (16/10/2007)
 Lại chuyện triết lý giáo dục (03/10/2007)
 Tinh thần Hiến pháp (24/09/2007)
 Xin được đối thoại với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về vấn đề giáo dục (19/09/2007)
 Lấy ý kiến nhân dân về các đề án nhà Quốc hội mới (14/09/2007)
 PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC: THỰC TẠI VÀ TƯƠNG LAI. Bài 3: Sự nghiệp của toàn dân, đất nước của nhân dân (22/08/2007)
 PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC: THỰC TẠI VÀ TƯƠNG LAI. Bài 2: Nghĩ về tầm nhìn (21/08/2007)
 Giấy đỏ, Giấy hồng, Giấy xanh và ... Giấy tay (19/08/2007)
 PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC: THỰC TẠI VÀ TƯƠNG LAI. Bài 1: Ta đi một bước, thiên hạ cũng đi một bước (17/08/2007)
 Cáp treo Vinapeal và "tư duy tổ mối" (12/08/2007)
 Tổng thanh tra: 'Tôi đã từ chối nhiều quà bất thường' (04/08/2007)
 Cạnh tranh xé rào hay cuộc chạy đua xuống đáy (16/06/2007)
 THAM NHŨNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (25/05/2007)
 Vay thêm 1 tỉ USD, rót vào đâu? (16/05/2007)
 Bài 1: Đột phá từ triết lý phát triển (28/04/2007)
 Bài 2: Đi tìm Triết lý Phát triển cho Việt Nam (28/04/2007)
 Thi công gói thầu số 7, dự án vệ sinh môi trường TP.HCM, lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Trách nhiệm chậm tiến độ, do ai? (17/04/2007)
 Xin hỏi Bộ trưởng Vũ Văn Ninh (03/04/2007)
 Newton cũng thua chứng khoán (01/03/2007)

 
 
  Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh   

Bản quyền thuộc về Trung Tâm Đào Tạo Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ CPA
Website được thiết kế và phát triển bởi Công ty TNHH Viễn Thông Tin Học TaViCo