Thông báo - Tin tức            
Vân Phong: Lợi ích dân tộc phải lớn hơn lợi ích nhóm (23/01/2008)

Ngày 15.1.2008, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đang chuẩn bị khởi công cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (Khánh Hòa) vào ngày 25-1  thì  tới thì đã có công văn từ Văn phòng Chính phủ yêu cầu tạm dừng "để làm rõ một số vấn đề có liên quan”. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Doãn Mạnh Dũng (Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Kỹ Thuật Biển TP. HCM). 

Chúng ta đã tham gia WTO là chấp nhận luật chơi chung của thương trường quốc tế. Vậy nguyên tắc tạo ra lợi nhuận của thương trường là gì? Đó là lợi nhuận từ lao động sống hiện tại, từ nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên trí tuệ của loài người.

Vị trí vàng của vịnh Vân Phong

Trong thương trường có một định luật vô cùng quan trọng và luôn luôn đúng đó là: đầu mối giao thông lớn thì chợ lớn, đầu mối giao thông nhỏ thì chợ nhỏ, đầu mối giao thông mất đi thì chợ cũng mất đi. Vì vậy đầu mối giao thông là nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt và quý báu của đất nước.

Để trở thành một cảng trung chuyển công-ten-nơ, cảng phải có hai yếu tố cần và đủ: nằm trên đầu mối giao thông hàng hải quốc tế và đồng thời có bố cục hợp lý để có vùng nước sâu, rộng và kín sóng gió.

Vịnh Vân Phong đã thỏa mãn hai yếu tố trên.

Đảo Hòn Ông - vịnh Vân Phong. Ảnh: vietnampictorial

Trước hết, vịnh nằm ngay chân đường trung trực của một tam giác cân trong đó hai góc đáy là hai cảng trung chuyển Singapore và HongKong, còn đỉnh là châu Mỹ.

Về bố cục tự nhiên, trên thế giới không thể tìm được một vịnh thứ hai như vịnh Vân Phong, vừa nằm trên đầu mối giao thông vừa đạt được 3 nhất: độ sâu đến -30m, rộng nhất và đồng thời kín gió nhất.

Điều may mắn hơn nữa từ vịnh Vân Phong hoàn toàn có thể xây dựng tuyến đường sắt lên Tây Nguyên. Công ty tư vấn TEDISouth đã đánh giá đó là một đường sắt “khá lý tưởng”. Và hơn nữa chúng ta có thể xây dựng tuyến đường sắt từ vịnh Vân Phong đến Stungtoreng của Campuchia sau đó nối với Bac-xe của Lào rồi nối với Ubon của Thái Lan.

Như vậy từ vịnh Vân Phong hoàn toàn có thể nối với Bangkok bằng đường sắt. Những tiềm năng trên là món quà vô giá của trời tặng dân tộc Việt Nam.

Vì vậy thật là thường tình khi các thương gia nước ngoài mong muốn sử dụng vịnh Vân Phong là một cảng chuyên dùng. Vì yếu tố tự nhiên tốt sẽ đem lại lợi nhuận còn lớn hơn cả sức lao động mà con người phải bỏ ra.

Chúng ta đã từng không ý thức được tiềm năng của cảng Vũng Rô

Nhà máy lọc dầu Vũng Rô vốn 100 % nước ngoài. Chương trình xây dựng chỉ trong 4 năm vì họ không phải xây đê chắn sóng và sử dụng trạng thái tự nhiên kín sóng và gió của vịnh.

Người thiết kế cảng Vũng Rô là một vị viện sĩ viện hàn lâm khoa học Nga. Là người tư vấn định vị cảng Vũng Rô, tôi không khỏi tránh được nỗi buồn vì mình đã không tư vấn được cho đất nước sử dụng vị trí tốt cho Nhà máy lọc dầu của Việt Nam và đành phải sử dụng kiến thức của mình để phục vụ cho các đối tác nước ngoài. Họ đến sau nhưng lại giữ thế thượng phong trong cạnh tranh với các Nhà máy lọc dầu khác của Việt Nam.

Cảng Vũng Rô (nhìn từ Đèo Cả)
Ảnh: haiquanbinhdinh.gov.vn
Nguyên nhân vì chúng ta không ý thức được tài nguyên thiên nhiên cũng tạo ra lợi nhuận cho nhà tư bản, vì vậy tiềm năng cảng Vũng Rô cũng không có trong hệ thống quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam.

Trước đây Total thiết kế nhà máy lọc dầu ngay tại khu vực Đầm Môn. May mắn nhờ cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt không chấp nhận xây dựng Nhà máy lọc dầu vì muốn sử dụng vịnh Vân Phong cho chương trình du lịch, nên chúng ta hôm nay mới có ngày động thổ xây dựng cầu cảng công tai nơ tại Đầm Môn.

Hôm nay, một đại gia Hàn Quốc muốn sử dụng gần 1000 ha tại Sơn Đừng khu vực Đầm Môn để xây dựng Nhà máy luyện thép.

Khi nghiên cứu Nhà máy lọc dầu, nếu chúng ta xây dựng Nhà máy lọc dầu tại Sơn Đừng thì đó sẽ là Nhà máy có điểm số so sánh lớn nhất so với tất cả các vị trí Nghi Sơn, Dung Quất , Long Sơn và cả Vũng Rô.

Lý do cơ bản khu vực Đầm Môn là mơ ước của các cảng chuyên dùng, vì nơi đó có độ sâu tự nhiên thỏa mãn các lọai tàu lớn nhất trên thế giới, độ rộng đủ cho tàu quay trở.

Vậy khu vực Đầm Môn và Sơn Đừng sử dụng cho mục tiêu gì là tối ưu?

Nguyên tắc đầu tiên là tàu to sóng to, tàu nhỏ sóng nhỏ. Riêng với tàu công-ten-nơ và tàu khách cần chỗ đậu rất lặng sóng để nâng cao tốc độ xếp dỡ hàng. Khu vực Đầm Môn, Sơn Đừng rất lặng sóng nên ưu tiên cho khu vực tàu công tai nơ và tàu khách.

Khu vực Đầm Môn và Sơn Đừng là khu vực dòng chảy khó đối lưu nên rất nhạy cảm với các loại hàng hóa có tiềm năng gây ô nhiểm như tàu chở quăng sắt và than.

Khu vực Đầm Môn và Sơn Đừng rất nhạy cảm với hàng rơi vãi và các chất thải sẽ gây ra cạn vịnh, khi có Nhà máy luyện thép bằng than hay cả bằng điện vì một lượng lớn tro của lò cao bị rơi vãi hoặc theo nước mưa chảy vào vịnh.

Khi chúng tôi đưa ông Đại sứ Mỹ đến thăm vịnh Vân Phong (5-2003), ông Đại sứ nói rằng: “Đây sẽ là một siêu đô thị của Đông Nam Á trong tương lai.”

Trên VTV1, khi phỏng vấn về trung tâm thị trường chứng khoán của Việt Nam trong tương lai, Tiến sĩ Bùi Kiến Thành - một nhà tài chính của Mỹ đã cho rằng: "Có thể không phải là Hà Nội và cũng không phải là Sài Gòn mà có thể là vịnh Vân Phong.”

Giữa Hà Nội, Nhà máy ô tô 1-5 phải di chuyển ra ngọai ô để dành đất cho lĩnh vực thương mại và dich vụ. Bên bờ vịnh Nha Trang, một tượng đài liệt sĩ khói hương cũng bị ngại làm “buồn lòng” du khách! Vậy tại sao giữa một trung tâm tài chính thương mại tương lai của cả một quốc gia lại xây dựng một Nhà máy luyện thép với diện tích 1000 ha?

Quyền XIN xây dựng cảng chuyên dùng là của các thương gia. Nhưng quyền CHO là quyền năng của các nhà quản lý đất nước.

Gần đây một số quan chức được mời sang Hàn Quốc và tỏ ra ủng hộ dự án Nhà máy luyện thép tại Sơn Đừng. Nếu họ sốt ruột vì sự phát triển quá chậm của Dự án cảng trung chuyển Vân Phong thì có thể có sự đồng cảm, nhưng nếu vì “lợi ích nhóm” thì... miễn bàn.

Tại sao cảng Trung chuyển quốc tế Vân Phong phát triển quá chậm?

Xin thưa, từ năm 1998 tư tưởng khu kinh tế mở Vân Phong đã được đề xuất nhưng đã bị kìm lại vì cần đẩy khu kinh tế mở khác.

Hơn nữa, sau nhiều năm, vịnh Vân Phong vẫn chưa có một bản quy hoach chi tiết của một đô thị, chưa có chuẩn một mô tuýp về kiến trúc. Chúng tôi từng đề xuất nên tổ chức thi kiến trúc cho khu đô thị Vân Phong nhưng mọi việc vẩn chưa tiến triển.

Ai là người đề xuất  để công ty Hàn Quốc xây dựng Nhà máy thép trong Đầm Môn, Sơn Đừng? Xin những ai đó nên thận trọng.

Với góc độ là người nghiên cứu và đề xuất cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, tôi khẳng định rằng nếu chấp nhận xây dựng Nhà máy luyện thép tại Sơn Đừng thì đó là một chủ trương sai lầm cực kỳ nghiêm trọng vì các lý do sau :

-         Khu vực đã hoạch định trung tâm thương mại, dịch vụ và tài chính lại có Nhà máy luyện thép với diện tích gần 1000 ha thì chắc chắn hiệu suất nộp thuế của Nhà máy luyện thép trên một mét vuông đất không thể bằng nguồn thu từ thương mại, dịch vụ và tài chính.

-         Nguồn nguyên liệu và chất thải từ Nhà máy luyện thép đe dọa sự ổn định độ sâu của vịnh Vân Phong nhất là khu vực Đầm Môn, Sơn Đừng.

-         Khu vực Đầm Môn, Sơn Đừng được bao bọc kín bởi các đồi núi cao, nên khí thải khó thoát ra phía ngoài và để tạo ra các cơn mưa axit trong khu trung tâm tài chính và dịch vụ.

-         Nguồn cung ứng quặng sắt, nhiên liệu than hay thành phẩm tạo mật độ tàu cao không cần thiết trong khu vực phải ưu tiên điều động các tàu công-ten-nơ siêu dài, siêu lớn.

-         Vị trí Sơn Đừng là vị trí được hoạch định cho tàu khách lớn nhất thế giới neo đậu nay được sử dụng cho cảng chuyên dùng thì khó tìm vị trí khác cho tàu khách.

Vì cầu tàu cho tàu khách không được nằm giữa các cầu tàu công-ten-nơ vì làm gián đọan sự di chuyển công-ten-nơ từ bến này sang bến khác.

-         Hiệu quả xây dựng cầu tàu khách lớn nhất thế giới tại Sơn Đừng chắc chắn thích hợp hơn là Nhà máy luyện thép vì sử dụng đất ít và có tác động cho cả khu vực du lịch của Khánh Hòa.

-         Khu vực xây dựng Nhà máy luyện thép dự kiến sẽ là khu vực bệnh viện và nghỉ dưỡng tốt nhất. Vị trí trên có khả năng chống với các cơn bão trực tiếp vào vịnh Vân Phong.

-         Phía đông Nhà máy luyện thép dự kiến là trung tâm của Thành phố Vân Phong, nay xây dựng Nhà máy luyện thép tại đây thì Trung tâm thành phố Vân Phong chỉ còn cách Nhà máy luyện thép vài trăm mét. Nhiệt độ tỏa ra từ Nhà máy luyện thép chắn chắn làm tăng nhiệt độ khu vực trung tâm thành phố Vân Phong trong tương lai.

Một tiềm năng có thể được sử dụng vào nhiều mục tiêu khác nhau. Nhưng mục tiêu nào ổn định và lâu dài thì cần ưu tiên. Sản xuất thép cần mặt bằng vùng đất rộng và xa khu dân cư. Cảng chuyên dùng cho nhà máy thép hoàn toàn có thể cải tạo ở nhiều địa điểm trên bờ biển Việt Nam nhưng vị trí cảng trung chuyển thì chỉ có một không thể có hai. Vậy tại sao cứ phải chọn vị trí cảng trung chuyển công-ten-nơ để làm Nhà máy thép?

Phải chăng lợi ích của ai đó trong cảng trung chuyển Singapore và HongKong là đồng nhất với Nhà máy luyện thép?

Chúng ta đã khẳng định kinh tế biển sẽ chiếm vị trí cơ bản của nền kinh tế. Nay không thể vì một dự án sản xuất thép mà phải hy sinh một đầu mối giao thông hàng hải không chỉ của Việt Nam mà của cả Đông Nam Á.

Bài học kênh Kra còn nóng bỏng. Khi chưa có dự án khởi công đào kênh Kra thì miền Nam Thái Lan khá yên ổn. Nhưng từ năm 2000, khi rục rịch khởi công kênh Kra thì nội chiến vùng Nam Thái Lan chính thức bùng nổ và ngày càng ác liệt.

Việt Nam khi định làm cảng trung chuyển quốc tế Văn Phong thì các nhóm du lịch HongKong và Singapore phản đối. Và hôm nay lại một chương trình thép được tung ra, ngán bước đi của cảng Vân Phong.

Thương trường luôn luôn là chiến trường. Không có bạn vĩnh viễn, chỉ có quyền lợi của Tổ quốc Việt Nam là vĩnh viễn. Xin đừng vì chút lợi nhỏ của nhóm mà hy sinh quyền lợi lâu dài của đất nước.

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đang chuẩn bị khởi công cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (Khánh Hòa) vào ngày 25-1 sắp tới. Thế nhưng, ngày 15-1, Văn phòng Chính phủ đã có công văn yêu cầu tạm dừng "để làm rõ một số vấn đề có liên quan”.

Dự án công trình cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (giai đoạn khởi động) đã được bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định phê duyệt qui hoạch chi tiết, phê duyệt dự án đầu tư, theo đúng qui hoạch khu kinh tế Vân Phong do Thủ tướng phê duyệt từ tháng 3-2005.

Thế nhưng sau khi đã có qui hoạch khu kinh tế Vân Phong, tập đoàn Posco (Hàn Quốc) đã có đề nghị dành toàn bộ khu vực trung tâm bán đảo Hòn Gốm của vịnh Vân Phong, với tổng diện tích 960ha cho tập đoàn này đầu tư xây dựng nhà máy thép liên hợp cùng hai tổ hợp nhà máy nhiệt điện than có tổng công suất 1.100MW, với tổng vốn đầu tư khoảng 5 tỉ USD.

Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, dự án vừa nêu của Tập đoàn Posco không phù hợp với qui hoạch Khu kinh tế Vân Phong đã được Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt; chưa có văn bản thỏa thuận của các bộ, ngành liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét. Đồng thời có các nhược điểm là sẽ chiếm trọn hoặc phần lớn diện tích các khu chức năng quan trọng của Khu kinh tế Vân Phong. 

Dự án này của Posco hiện còn nhiều ý kiến của một số bộ, ngành liên quan và từ Khánh Hòa không đồng tình.

(Theo Tuổi trẻ)


  • Doãn Mạnh Dũng (Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Kỹ Thuật Biển Tp HCM)
  •  

    Xem tin theo ngày Chọn lịch rồi chọn ngày xem tin       |          Đầu trang
     

    Các tin khác
      (23/08/2023)
     Khai giảng Khóa học Giám đốc Điều hành tổ chức tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp Tiền Giang (11/11/2019)
     Kế hoạch khai giảng các khóa học Bồi dưỡng nghiệp vụ tháng 11 và 12/2019 (30/10/2019)
     Lớp Tập huấn Quản lý tài chính Kế toán; Quản lý tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập (30/10/2019)
     Khai giảng Khóa học Giám đốc Điều hành tổ chức tại Lực lượng Thanh niên xung phong TP. HCM (30/10/2019)
     Khai giảng Khóa học Giám đốc Điều hành tổ chức tại Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn (29/10/2019)
     Khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp – Hành chính sự nghiệp – Tập huấn Thông tư 107/2017/TT-BTC (08/03/2018)
     THÔNG BÁO ÔN THI SÁT HẠCH CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG (08/03/2018)
     ÔN TẬP Thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản (08/03/2018)
     Thông báo Ôn thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản (27/02/2018)
     khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp – Hành chính sự nghiệp và Tập huấn Thông tư 107 (27/02/2018)
     Lễ Khai giảng lớp Bồi dưỡng Kiến thức cho Đơn vị Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (17/08/2017)
     ĐÁP ÁN BỘ ĐỀ THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG (14/04/2017)
     Quyết định Thành lập Ban biên soạn Bộ đề thi và Đáp án Các môn thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề Môi giới BĐS (17/10/2016)
     Nguyên tắc ba C: “Chất lượng – Công nghệ - Chuỗi giá trị” – chìa khóa của hội nhập (17/10/2016)
     BỘ CÂU HỎI THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG (17/10/2016)
     Lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp (17/10/2016)
     THÔNG BÁO VỀ VIỆC TỔ CHỨC KỲ THI SÁT HẠCH KIẾN THỨC MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN (LẦN THỨ 2/2016) (09/09/2016)
     Thư Cảm ơn (05/08/2016)
     Thông báo Về việc tổ chức kỳ thi sát hạch kiến thức môi giới bất động sản (lần thứ I/2016) (05/08/2016)
     Khai giảng khóa học Giám đốc điều hành (CEO) tại Công Ty Tnhh Mtv Dịch Vụ Công Ích Thanh Niên Xung Phong (03/11/2015)
     TỔ CHỨC KHÓA HUẤN LUYỆN KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH (08/04/2015)
     THÔNG BÁO TẬP HUẤN THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (01/04/2015)
     THÔNG BÁO TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG THEO NGHỊ ĐỊNH 16/NĐ-CP NGÀY 14/02/2015 (01/04/2015)
     Chương trình đào tạo thực hành nghiệp vụ Tài chính Ngân hàng (05/11/2014)
     Khai giảng lớp Giám đốc điều hành học ngày Thứ 7 (Sáng + Chiều) (04/06/2014)
     THÔNG BÁO CHIÊU SINH KHÓA HỌC BỒI DƯỠNG KẾ TOÁN TRƯỞNG THÔNG TƯ 199/2011/QĐ-BTC VÀ THÔNG TƯ 163163/2013/TTLT-BTC-BNV TẠI TP.HCM VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG (02/06/2014)
     Kết quả kiểm tra các khóa học (05/10/2013)
     Đã có chứng nhận các khóa học (01/10/2013)
     Xin chúc mừng Thầy Vương Hoàng Thanh - giảng viên các khóa học Giám sát thi công và Quản lý dự án của CPA được trao tặng Huân chương Lao động hạng ba của Chủ tịch nước (16/01/2012)
     Lớp bồi dưỡng Nghiệp vụ đánh giá dự án đầu tư (13/07/2011)
     Khắc tên 16 nghìn tiến sỹ - xin can, xin can! (13/10/2008)
     Ẩn số quan hệ giữa ngân hàng và bất động sản tại Việt Nam (08/10/2008)
     Giáo dục VN: Loay hoay tìm cách phát minh lại... cái bánh xe (25/09/2008)
     Bộ Xây dựng công bố chỉ số giá xây dựng QII/2008 (04/09/2008)
     Thấy gì về nhà cao tầng ở Việt Nam (19/08/2008)
     Sự cố khi xây dựng phần ngầm công trình: Hoàn toàn có thể tránh được (04/08/2008)
     Địa ốc TP HCM có dấu hiệu bị làm giá (31/07/2008)
     Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng (28/07/2008)
     Hoa hậu và cú đấm của con rể bà Tư Hường (19/07/2008)
     Đất và nông dân - Tác giả: Nguyên Ngọc (02/07/2008)
     MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI KHI HƯỚNG DẪN ĐO BÓC KHỐI LỰƠNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (01/07/2008)
     Một số điểm cần lưu ý khi điều tiết cung - cầu trên thị trường bất động sản (27/06/2008)
     Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành mẫu Hồ sơ mời thầu áp dụng cho gói thầu xây lắp (19/06/2008)
     Những cây cầu ấn tượng trên thế giới (18/06/2008)
     Quá ít kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp (06/06/2008)
     Niềm tin, thông tin, và điều hành vĩ mô (05/06/2008)
     Thị trường bất động sản “đóng băng”: Các doanh nghiệp địa ốc... còn rất lãi! (05/06/2008)
     Hội thảo về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng (04/06/2008)
     Thiết kế kháng chấn các công trình nhà cao tầng ở Việt Nam (03/06/2008)
     Kinh nghiệm về xây dựng phát triển nhà ở cao tầng tại Nhật Bản - đối chiếu với mô hình Singapore (02/06/2008)
     Đào tạo nghiệp vụ định giá xây dựng: Nếu không thông báo hoạt động sẽ bị đình chỉ (09/05/2008)
     Chứng chỉ hành nghề hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (08/05/2008)
     Công bố cơ sở đào tạo bất động sản đạt chuẩn (24/04/2008)
     Năm giải pháp bình ổn thị trường bất động sản (20/04/2008)
     LÁ THƯ NGƯỜI CHỦ GỞI ĐẦY TỚ (01/04/2008)
     Tiêu chuẩn kỹ sư định giá xây dựng (23/03/2008)
     Giá văn phòng cho thuê tại Việt Nam: Đắt thứ 13 trên thế giới (23/03/2008)
     Các môn chung - một vấn đề của Đại học thời hội nhập (13/03/2008)
     Cao ốc Pacific: Lấp hầm bằng đất, nước hay không khí? (07/03/2008)
     Dự án có “lãi ngầm”! (07/03/2008)
     Tăng trưởng của Việt Nam có thực sự nhanh và bền vững? (21/02/2008)
     Lựa chọn Thành công: Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam (17/02/2008)
     NHỮNG CON SỐ KINH HOÀNG VỀ GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (16/02/2008)
     Thông tin về khóa học Bất động sản tại TP. HCM (12/02/2008)
     Khởi đầu cho những cải cách sâu rộng (22/01/2008)
     Cái tâm của người nắm quyền lực công (15/01/2008)
     Luận án tiến sĩ (24/10/2007)
     Điều kiện để kinh doanh bất động sản (18/10/2007)
     Giáo dục đại học - trách nhiệm đối với quá khứ và tương lai (16/10/2007)
     Lại chuyện triết lý giáo dục (03/10/2007)
     Tinh thần Hiến pháp (24/09/2007)
     Xin được đối thoại với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về vấn đề giáo dục (19/09/2007)
     Lấy ý kiến nhân dân về các đề án nhà Quốc hội mới (14/09/2007)
     PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC: THỰC TẠI VÀ TƯƠNG LAI. Bài 3: Sự nghiệp của toàn dân, đất nước của nhân dân (22/08/2007)
     PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC: THỰC TẠI VÀ TƯƠNG LAI. Bài 2: Nghĩ về tầm nhìn (21/08/2007)
     Giấy đỏ, Giấy hồng, Giấy xanh và ... Giấy tay (19/08/2007)
     PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC: THỰC TẠI VÀ TƯƠNG LAI. Bài 1: Ta đi một bước, thiên hạ cũng đi một bước (17/08/2007)
     Cáp treo Vinapeal và "tư duy tổ mối" (12/08/2007)
     Tổng thanh tra: 'Tôi đã từ chối nhiều quà bất thường' (04/08/2007)
     Cạnh tranh xé rào hay cuộc chạy đua xuống đáy (16/06/2007)
     THAM NHŨNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (25/05/2007)
     Vay thêm 1 tỉ USD, rót vào đâu? (16/05/2007)
     Bài 3 - Triết lý phát triển: Vai trò tiên phong của hệ thống (02/05/2007)
     Bài 1: Đột phá từ triết lý phát triển (28/04/2007)
     Bài 2: Đi tìm Triết lý Phát triển cho Việt Nam (28/04/2007)
     Thi công gói thầu số 7, dự án vệ sinh môi trường TP.HCM, lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Trách nhiệm chậm tiến độ, do ai? (17/04/2007)
     Xin hỏi Bộ trưởng Vũ Văn Ninh (03/04/2007)
     Newton cũng thua chứng khoán (01/03/2007)
    
     
     
      Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh   

    Bản quyền thuộc về Trung Tâm Đào Tạo Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ CPA
    Website được thiết kế và phát triển bởi Công ty TNHH Viễn Thông Tin Học TaViCo