Thông báo - Tin tức            
Tổng thanh tra: 'Tôi đã từ chối nhiều quà bất thường' (04/08/2007)

Tổng thanh tra: 'Tôi đã từ chối nhiều quà bất thường'

Ông Trần Văn Truyền. Ảnh: V.A.

"Đối tượng bị thanh tra thường 'chạy' từ dưới lên, thậm chí 'chạy' tới những người bên ngoài để tác động. Không ít người tìm đến tôi. Cũng có những trường hợp mang phong bì hàng chục nghìn USD", Tổng thanh tra Trần Văn Truyền tâm sự với VnExpress sau khi tái đắc cử.

- Một năm trước (6/2006), ông chuyển từ cơ quan Đảng sang Thanh tra Chính phủ đúng lúc có hàng loạt vụ thanh tra nổi cộm như Vietnam Airlines, Ngân hàng nhà nước. Ông nói gì về tâm trạng và những áp lực của mình lúc đó?

- Chuyện vất vả thì tôi đã ý thức từ trước khi nhận nhiệm vụ nên không có vấn đề gì. Tuy nhiên, đứng trước công việc này phải thừa nhận là áp lực rất lớn, áp lực từ kỳ vọng của nhân dân, từ phía đối tượng bị thanh tra. Ngay yêu cầu của lãnh đạo với thanh tra cũng là áp lực, đó là thanh tra phải nhanh hơn, chính xác hơn, tạo niềm tin hơn.

Thời điểm năm 2006, xảy ra vụ tiêu cực liên quan đến một số cán bộ thanh tra Chính phủ. Tôi để tâm rất nhiều đến việc tổ chức lại hoạt động thanh tra, làm có hiệu quả, không để sơ suất, tiêu cực, làm mất uy tín. Ngay chính lĩnh vực này tôi cũng bị áp lực. Nếu để nguyên lực lượng thì không hoàn thành nhiệm vụ, nếu bổ sung, cơ cấu lại thì đụng chạm quyền lợi cá nhân, nhiều khi dẫn tới sự sứt mẻ nhất định. Vấn đề này có lẽ mình cũng phải dũng cảm, phải chiến đấu.

- Trong vụ án của cựu Vụ phó Thanh tra Chính phủ Lương Cao Khải, có trường hợp đối tượng bị thanh tra dùng tiền, vật chất mua chuộc cán bộ. Trong cuộc chiến chống tham nhũng một năm qua, ông đã ứng xử thế nào với những món quà đáng ngờ?

- Thứ nhất, ngay trong nội bộ ngành thanh tra, tôi đã nói rõ với anh em, trong quan hệ công việc thì nghiêm túc, không có vấn đề riêng tư, mua chuộc ở đây. Với đối tượng bị thanh tra, họ thường chạy từ dưới lên, từ thanh tra viên đến trưởng đoàn. Thậm chí họ chạy với những người ở ngoài đoàn thanh tra nhưng có quan hệ với đoàn thanh tra để từ ngoài tác động vào.

Nói thật là cũng có không ít người đã tìm đến tôi hoặc qua trung gian để nói với tôi. Cũng có những trường hợp người ta mang phong bì hàng chục nghìn USD, tôi đã yêu cầu các đồng chí có trách nhiệm đến để báo vụ việc. Tôi nói với đối tượng đó là nếu các bạn có lỗi thì không ai có thể giải quyết được, còn nếu các bạn không có lỗi thì không có gì phải lo. Các bạn càng "chạy" như thế này càng làm cho chúng tôi suy nghĩ là các bạn có vấn đề.

Thú thực là từ khi làm Tổng thanh tra, không chỉ cá nhân mình mà tôi cũng phải canh giữ cả vợ con. Nhiều khi người ta tác động vào vợ con mình.

Còn với tác động không hợp lý của cấp trên, ông ứng xử thế nào?

- Với cấp trên, có thể có chuyện nhìn nhận, quan điểm về từng vấn đề đôi khi chưa gặp nhau. Tuy nhiên, chuyện áp lực theo nghĩa buộc tôi làm sai lệch vấn đề thì chưa có.

- Trong Hội nghị tổng kết của ngành thanh tra năm ngoái, Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã nói một ý là "một số kết luận thanh tra còn thiếu bản lĩnh". Ông nghĩ gì nếu người ta nghĩ rằng thời gian qua Thanh tra Chính phủ ngại va chạm, đặc biệt là vụ việc liên quan đến người có chức có quyền ?

Ông Trần Văn Truyền sinh năm 1950, quê Bến Tre, cử nhân luật. Ông là ủy viên trung ương Đảng, đại biểu QH khóa 10 và 12, từng là Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Tháng 6/2006, ông Truyền được Quốc hội phê chuẩn vào cương vị Tổng thanh tra Chính phủ và vừa tái đắc cử với số phiếu 93%.

- Đúng là trình độ một bộ phận cán bộ chưa tới, hoặc có trình độ về chuyên môn nhưng khi xem xét những vấn đề thực tiễn lại không sát, không phân tích thực tiễn một cách thấu đáo nên khi kết luận, đối chứng với luật pháp thì đúng, nhưng đối chứng với thực tiễn thì chưa sát. Tôi thừa nhận một điều là khi thanh tra, làm chưa đến cùng việc cá nhân có liên quan đến tham nhũng, việc làm sai đến mức nào, có tư túi không, tư túi đến mức nào.

Tuy nhiên, ở đây có vấn đề là chúng tôi đã kết luận thanh tra là kiểm điểm trách nhiệm cán bộ đơn vị đó, nhưng đến khi chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm thì đâu phải chúng tôi.Chúng tôi kiến nghị về xử lý về tài chính nhưng khi các cơ quan báo cáo với cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là cơ quan quản lý tài chính, người ta cho rằng có thể châm trước chỗ này, chỗ khác, điều đó làm giảm dần kết luận của thanh tra.

Hoặc có lần chúng tôi kiến nghị chuyển sang cơ quan điều tra để xử lý hình sự nhưng xử lý hình sự thì chúng tôi chưa đủ yếu tố. Vì vậy muốn chuyển sang hình sự phải qua điều tra. Rõ ràng có những việc mình kiến nghị, chuyển sang điều tra thì cơ quan điều tra làm đến nơi đến chốn, nhưng có những việc sau khi xem xét không có điều kiện để làm. .

- Ông sẽ giải thích thế nào khi 2 vụ thanh tra được người dân rất quan tâm là Ngân hàng nhà nước và VN Airlines thực hiện quá chậm?

- Đối với Ngân hàng Nhà nước, theo tôi Thanh tra Chính phủ đã làm đầy đủ trách nhiệm và có những kết luận chính xác, Thủ tướng đánh giá rất cao việc này. Còn việc khi kết luận từng vấn đề cụ thể để công khai thì do tính nhạy cảm của ngành này nên có những vấn đề chúng ta không rốt ráo hết được.

Vụ VN Airlines, Thủ tướng đã có kết luận rõ, tất cả những nội dung thanh tra đều có sai phạm, những sai phạm cũng gây ra những tổn thất rất lớn. Thủ tướng cũng kết luận phải kiểm điểm, phải xử lý trách nhiệm của tập thể cá nhân và đặc biệt phải chấn chỉnh của hoạt động của ngành để làm tốt và hiệu quả hơn. Mục đích của thanh tra chính là chỉ ra được những sai trái gây phương hại đến đất nước, cho ngành.

Kết luận thanh tra VN Airlines sở dĩ chậm là do giữa Văn phòng Chính phủ phối hợp với Thanh tra Chính phủ chưa tốt. Văn phòng Chính phủ đã dự thảo, bên thanh tra tham gia hơi chậm nên thiếu sót này thuộc về Thanh tra Chính phủ. Nói chung không có vấn đề gì rích rắc cả, có thể công bố trong nay mai.

- Trả lời báo chí sau khi tái đắc cử, ông đã chọn lĩnh vực đất đai và tài sản công là những ưu tiên để thanh tra. Vậy, vấn đề trụ sở, văn phòng của các bộ tại TP HCM và một số tỉnh, thành sẽ được xem xét thế nào?

- Hiện, tôi chưa xác định cụ thể địa chỉ thanh tra nhưng đây là lĩnh vực mà chúng tôi sẽ quan tâm Ở đây có 2 vấn đề. Thứ nhất là cơ ngơi, tài sản của các bộ, ngành tại địa phương còn nhiều, lãng phí và dễ xảy ra tiêu cực. Vấn đề thứ hai là có khả năng tài sản, đất đai của nhà nước trong quá trình cổ phần hóa sẽ bị tham nhũng.

Chúng tôi cũng sẽ để ý đến việc triển khai dự án của các bộ ngành, nhiều dự án lớn lắm. Lĩnh vực thuế, hải quan cũng nằm trong tầm ngắm của lực lượng thanh tra thời gian tới. Thời gian qua, vấn đề thuế, thanh tra chưa làm được nhiều.

Việt Anh thực hiện

Nguồn: Vnexpress (http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/08/3B9F8CFC/)

 

Xem tin theo ngày Chọn lịch rồi chọn ngày xem tin       |          Đầu trang
 

Các tin khác
  (23/08/2023)
 Khai giảng Khóa học Giám đốc Điều hành tổ chức tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp Tiền Giang (11/11/2019)
 Kế hoạch khai giảng các khóa học Bồi dưỡng nghiệp vụ tháng 11 và 12/2019 (30/10/2019)
 Lớp Tập huấn Quản lý tài chính Kế toán; Quản lý tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập (30/10/2019)
 Khai giảng Khóa học Giám đốc Điều hành tổ chức tại Lực lượng Thanh niên xung phong TP. HCM (30/10/2019)
 Khai giảng Khóa học Giám đốc Điều hành tổ chức tại Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn (29/10/2019)
 Khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp – Hành chính sự nghiệp – Tập huấn Thông tư 107/2017/TT-BTC (08/03/2018)
 THÔNG BÁO ÔN THI SÁT HẠCH CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG (08/03/2018)
 ÔN TẬP Thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản (08/03/2018)
 Thông báo Ôn thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản (27/02/2018)
 khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp – Hành chính sự nghiệp và Tập huấn Thông tư 107 (27/02/2018)
 Lễ Khai giảng lớp Bồi dưỡng Kiến thức cho Đơn vị Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (17/08/2017)
 ĐÁP ÁN BỘ ĐỀ THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG (14/04/2017)
 Quyết định Thành lập Ban biên soạn Bộ đề thi và Đáp án Các môn thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề Môi giới BĐS (17/10/2016)
 Nguyên tắc ba C: “Chất lượng – Công nghệ - Chuỗi giá trị” – chìa khóa của hội nhập (17/10/2016)
 BỘ CÂU HỎI THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG (17/10/2016)
 Lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp (17/10/2016)
 THÔNG BÁO VỀ VIỆC TỔ CHỨC KỲ THI SÁT HẠCH KIẾN THỨC MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN (LẦN THỨ 2/2016) (09/09/2016)
 Thư Cảm ơn (05/08/2016)
 Thông báo Về việc tổ chức kỳ thi sát hạch kiến thức môi giới bất động sản (lần thứ I/2016) (05/08/2016)
 Khai giảng khóa học Giám đốc điều hành (CEO) tại Công Ty Tnhh Mtv Dịch Vụ Công Ích Thanh Niên Xung Phong (03/11/2015)
 TỔ CHỨC KHÓA HUẤN LUYỆN KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH (08/04/2015)
 THÔNG BÁO TẬP HUẤN THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (01/04/2015)
 THÔNG BÁO TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG THEO NGHỊ ĐỊNH 16/NĐ-CP NGÀY 14/02/2015 (01/04/2015)
 Chương trình đào tạo thực hành nghiệp vụ Tài chính Ngân hàng (05/11/2014)
 Khai giảng lớp Giám đốc điều hành học ngày Thứ 7 (Sáng + Chiều) (04/06/2014)
 THÔNG BÁO CHIÊU SINH KHÓA HỌC BỒI DƯỠNG KẾ TOÁN TRƯỞNG THÔNG TƯ 199/2011/QĐ-BTC VÀ THÔNG TƯ 163163/2013/TTLT-BTC-BNV TẠI TP.HCM VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG (02/06/2014)
 Kết quả kiểm tra các khóa học (05/10/2013)
 Đã có chứng nhận các khóa học (01/10/2013)
 Xin chúc mừng Thầy Vương Hoàng Thanh - giảng viên các khóa học Giám sát thi công và Quản lý dự án của CPA được trao tặng Huân chương Lao động hạng ba của Chủ tịch nước (16/01/2012)
 Lớp bồi dưỡng Nghiệp vụ đánh giá dự án đầu tư (13/07/2011)
 Khắc tên 16 nghìn tiến sỹ - xin can, xin can! (13/10/2008)
 Ẩn số quan hệ giữa ngân hàng và bất động sản tại Việt Nam (08/10/2008)
 Giáo dục VN: Loay hoay tìm cách phát minh lại... cái bánh xe (25/09/2008)
 Bộ Xây dựng công bố chỉ số giá xây dựng QII/2008 (04/09/2008)
 Thấy gì về nhà cao tầng ở Việt Nam (19/08/2008)
 Sự cố khi xây dựng phần ngầm công trình: Hoàn toàn có thể tránh được (04/08/2008)
 Địa ốc TP HCM có dấu hiệu bị làm giá (31/07/2008)
 Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng (28/07/2008)
 Hoa hậu và cú đấm của con rể bà Tư Hường (19/07/2008)
 Đất và nông dân - Tác giả: Nguyên Ngọc (02/07/2008)
 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI KHI HƯỚNG DẪN ĐO BÓC KHỐI LỰƠNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (01/07/2008)
 Một số điểm cần lưu ý khi điều tiết cung - cầu trên thị trường bất động sản (27/06/2008)
 Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành mẫu Hồ sơ mời thầu áp dụng cho gói thầu xây lắp (19/06/2008)
 Những cây cầu ấn tượng trên thế giới (18/06/2008)
 Quá ít kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp (06/06/2008)
 Niềm tin, thông tin, và điều hành vĩ mô (05/06/2008)
 Thị trường bất động sản “đóng băng”: Các doanh nghiệp địa ốc... còn rất lãi! (05/06/2008)
 Hội thảo về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng (04/06/2008)
 Thiết kế kháng chấn các công trình nhà cao tầng ở Việt Nam (03/06/2008)
 Kinh nghiệm về xây dựng phát triển nhà ở cao tầng tại Nhật Bản - đối chiếu với mô hình Singapore (02/06/2008)
 Đào tạo nghiệp vụ định giá xây dựng: Nếu không thông báo hoạt động sẽ bị đình chỉ (09/05/2008)
 Chứng chỉ hành nghề hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (08/05/2008)
 Công bố cơ sở đào tạo bất động sản đạt chuẩn (24/04/2008)
 Năm giải pháp bình ổn thị trường bất động sản (20/04/2008)
 LÁ THƯ NGƯỜI CHỦ GỞI ĐẦY TỚ (01/04/2008)
 Tiêu chuẩn kỹ sư định giá xây dựng (23/03/2008)
 Giá văn phòng cho thuê tại Việt Nam: Đắt thứ 13 trên thế giới (23/03/2008)
 Các môn chung - một vấn đề của Đại học thời hội nhập (13/03/2008)
 Cao ốc Pacific: Lấp hầm bằng đất, nước hay không khí? (07/03/2008)
 Dự án có “lãi ngầm”! (07/03/2008)
 Tăng trưởng của Việt Nam có thực sự nhanh và bền vững? (21/02/2008)
 Lựa chọn Thành công: Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam (17/02/2008)
 NHỮNG CON SỐ KINH HOÀNG VỀ GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (16/02/2008)
 Thông tin về khóa học Bất động sản tại TP. HCM (12/02/2008)
 Vân Phong: Lợi ích dân tộc phải lớn hơn lợi ích nhóm (23/01/2008)
 Khởi đầu cho những cải cách sâu rộng (22/01/2008)
 Cái tâm của người nắm quyền lực công (15/01/2008)
 Luận án tiến sĩ (24/10/2007)
 Điều kiện để kinh doanh bất động sản (18/10/2007)
 Giáo dục đại học - trách nhiệm đối với quá khứ và tương lai (16/10/2007)
 Lại chuyện triết lý giáo dục (03/10/2007)
 Tinh thần Hiến pháp (24/09/2007)
 Xin được đối thoại với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về vấn đề giáo dục (19/09/2007)
 Lấy ý kiến nhân dân về các đề án nhà Quốc hội mới (14/09/2007)
 PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC: THỰC TẠI VÀ TƯƠNG LAI. Bài 3: Sự nghiệp của toàn dân, đất nước của nhân dân (22/08/2007)
 PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC: THỰC TẠI VÀ TƯƠNG LAI. Bài 2: Nghĩ về tầm nhìn (21/08/2007)
 Giấy đỏ, Giấy hồng, Giấy xanh và ... Giấy tay (19/08/2007)
 PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC: THỰC TẠI VÀ TƯƠNG LAI. Bài 1: Ta đi một bước, thiên hạ cũng đi một bước (17/08/2007)
 Cáp treo Vinapeal và "tư duy tổ mối" (12/08/2007)
 Cạnh tranh xé rào hay cuộc chạy đua xuống đáy (16/06/2007)
 THAM NHŨNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (25/05/2007)
 Vay thêm 1 tỉ USD, rót vào đâu? (16/05/2007)
 Bài 3 - Triết lý phát triển: Vai trò tiên phong của hệ thống (02/05/2007)
 Bài 1: Đột phá từ triết lý phát triển (28/04/2007)
 Bài 2: Đi tìm Triết lý Phát triển cho Việt Nam (28/04/2007)
 Thi công gói thầu số 7, dự án vệ sinh môi trường TP.HCM, lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Trách nhiệm chậm tiến độ, do ai? (17/04/2007)
 Xin hỏi Bộ trưởng Vũ Văn Ninh (03/04/2007)
 Newton cũng thua chứng khoán (01/03/2007)

 
 
  Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh   

Bản quyền thuộc về Trung Tâm Đào Tạo Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ CPA
Website được thiết kế và phát triển bởi Công ty TNHH Viễn Thông Tin Học TaViCo