Thông báo - Tin tức            
PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC: THỰC TẠI VÀ TƯƠNG LAI. Bài 1: Ta đi một bước, thiên hạ cũng đi một bước (17/08/2007)

Đất nước bốn ngàn năm văn hiến, trong lịch sử cận đại đã đánh thắng hai đế quốc to, được coi là lương tri của nhân loại, hơn 30 năm thống nhất đất nước, là thành viên đầy đủ của hầu hết mọi tổ chức quốc tế và khu vực trên thế giới. Vị thế của đất nước không thể nói là thấp, thế nhưng ngày nay cái nghèo và hèn vẫn nặng trĩu trên vai.

Bài 1- Ta đi một bước, thiên hạ cũng đi một bước

Phải, sau 22 năm đổi mới, thu nhập theo đầu người của nước ta tăng 4 lần, việc xoá và giảm đói nghèo được thế giới nêu gương. Báo chí thế giới không hiếm những dự báo về một “con hổ”, “con rồng” Việt Nam ở Đông Nam Á đang vươn vai ra khỏi giấc ngủ của mình… Tất cả đều là sự thật. Tất cả là những kỳ tích không phải một nước đang phát triển nào trong những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX có thể làm được. Báo chí và dư luận thế giới đánh giá cao sự ổn định mọi mặt, có ấn tượng sâu sắc về tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục đứng thứ hai thế giới của nước ta trong thập niên này... Thực tế đúng là như vậy. Đấy là niềm tự hào lớn của đất nước, là một trong những yếu tố quan trọng để các đối tác nước ngoài “chọn mặt gửi vàng”, ngày càng mở rộng quan hệ làm ăn với nước ta.

Cầu Thăng Long nối liền những vùng kinh tế trọng điểm (Ảnh Lê Anh Dũng)

Nếu lấy mức tăng GDP theo đầu người, lấy kim ngạch buôn bán với bên ngoài và FDI làm thước đo, Việt Nam là một nền kinh tế năng động trong khu vực với nhiều triển vọng hứa hẹn. Nhất là từ hai năm nay những tiến bộ nhiều mặt của đất nước đang có triển vọng mở ra những bước đột phá mới - đặc biệt là thị trường vốn đang phát triển mạnh, nền kinh tế đất nước đang đem đến cho thị trường ngày càng nhiều sản phẩm mới. Là người Việt Nam, mỗi chúng ta có lẽ hiểu sâu sắc hơn ai hết những gì đã phải trải qua để đạt được những thành tựu rất có ý nghĩa này. Một thời kỳ phát triển mới của đất nước đang hé mở…

Trong mỗi chiến thắng, trong mỗi thành tựu giành được thường ấp ủ những mầm mống của những vấn đề mới. Đơn giản là chiến thắng nào, thành tựu nào cũng phải trả giá, cũng đặt ra những đòi hỏi mới, thách thức mới. Cuộc sống cũng cho thấy những vấn đề mới, những thách thức mới đến từ những chiến thắng, từ những thành tựu nếu không được xử lý, có thể trở thành những yếu tố dẫn đến thất bại mới bằng con đường ngắn nhất. Ví dụ nóng hổi là quản lý một nền kinh tế xuất khẩu tới 60 – 70% sản phẩm làm ra hàng năm như của nước ta hiện nay, FDI chiếm tới 1/3 tổng vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm... Hiển nhiên, tình hình này đang đặt ra những vấn đề, những thách thức hoàn toàn khác so với thời nền kinh tế bao cấp khép kín. Muốn thắng nghèo nàn lạc hậu, phải thường xuyên nhìn thẳng vào những mầm mống nguy cơ mới này với tầm nhìn dài hạn. Nhất là không được mất cảnh giác, không được tự ru ngủ mình.

Tốc độ tăng trưởng GDP 7 – 8% liên tục trong nhiều năm là một trong những thế mạnh của đất nước. Thế nhưng đã đến lúc phải nhìn sâu vào những hẫng hụt, những mất cân đối nhiều mặt đang tích tụ lại trong quá trình tăng trưởng này – ví dụ: giữa tầm nhìn và chiến lược kinh tế đang thực thi, giữa yêu cầu phát triển và năng lực quản lý, giữa cầu và cung trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng, giữa số lượng và chất lượng của toàn bộ nền kinh tế, trên hết cả là giữa những đòi hỏi và khả năng đáp ứng trong việc phát triển nguồn nhân lực… Sự tăng trưởng năng động hiện nay nếu không nâng cao được chất lượng tăng trưởng sẽ nói lên điều gì?

Dưới đây xin nêu một số vấn đề, những yếu kém, những tồn tại cần khắc phục trong quá trình phát triển đất nước.

Câu chuyện: Ta đi một bước, thiên hạ cũng đi một bước. Ta chạy một bước, thiên hạ cũng chạy một bước.

Đi và chạy cật lực như thế, năm 1986 – năm bắt đầu công cuộc đổi mới – thu nhập theo đầu người của ta kém Trung Quốc 200USD, kém Thái Lan 997 USD, kém Malaysia 1950 USD, kém Indonesia 550 USD, kém Philippines 440 USD, kém Hàn Quốc 6940 USD… Cũng so sánh như vậy, năm 2006 thu nhập của ta kém Trung Quốc 1100 USD, Thái lan 2140 USD, Malaysia 4520 USD, Indonesia 750 USD, Philippines 420 USD, Hàn Quốc 17.000 USD… (tham khảo thêm thống kê của IMF 2007). Nghĩa là ta càng chạy như hiện nay khoảng cách thu nhập so với những nước này càng rộng ra!

Một hình ảnh cụ thể: Khoảng cùng thời gian ta khởi công xây dựng nhà ga sân bay quốc tế Nội Bài, Thái Lan cũng tiến hành xây dựng sân bay mới Suvarnabhumi cho Bangkok (thay thế sân bay Donmuang cũ). Hai sân bay mới này có quá nhiều chỉ số (cứ tạm đo lường theo số lượng các cổng (gates) ra máy bay và những tiện ích khác của mỗi bên). Nếu cho điểm nhà ga sân bay quốc tế Nội Bài mới của ta là 1 thì có lẽ phải cho điểm Suvarnabhumi là 10. Ngay so với Donmuang cũ, Nội Bài mới của ta cũng kém xa! Nghĩa là ta đi một bước, bạn cũng đi một bước, nhưng sự khác nhau cụ thể thật lớn! Còn hệ thống đường xá của Thái Lan, có lẽ phải hai ba mươi năm sau ta mới đuổi kịp bạn ở mức hôm nay – với điều kiện có quy hoạch tổng thể khoa học, làm công trình nào xong đứt đoạn công trình ấy, chứ không dang dở và kéo dài lê thê, gối đầu triền miên năm nay qua năm khác như đang diễn ra khắp nước ta..

Một so sánh nữa: Tập đoàn dầu khí Petro Vietnam và tập đoàn dầu khí Malaysia Petronas ra đời gần như cùng một thời điểm năm 1974, đều là tập đoàn của quốc gia. Thế nhưng từ giữa thập kỷ 1990 Petronas đã vươn ra đầu tư và khai thác nhiều nơi trên thế giới và trở thành một trong những tập đoàn kinh tế tổng hợp lớn nhất của Malaysia. Trong khi đó Petro Vietnam cho đến hôm nay vẫn chưa phải là nhà kinh doanh lớn nhất ngay trong vùng biển của mình, hầu như chưa vươn ra khỏi vùng biển nước mình, nhà máy lọc dầu Dung Quất 9 năm chưa hoàn thành… Tôi thực sự băn khoăn về giá thành, tính hiệu quả kinh tế và khả năng sinh lời của công trình này. Có thể giải thích công khai được không? Âu cũng là ta đi một bước, bạn đi một bước!

Báo chí thế giới gần đây nói nhiều về Campuchia hiện nay: Một nước mà người dân ở đây trước kia không biết gì hơn là mưa và ruộng lúa, thời Polpot đã xoá bỏ cả tiền tệ… Thế nhưng trong ngôn ngữ đời sống của họ hôm nay đã xuất hiện những từ ngữ mới: Chứng khoán, trái phiếu… FDI đang tăng vọt ở thị trường nước này. Đáng chú ý là hàng may mặc xuất khẩu của Campuchia đã cạnh tranh ngang ngửa với sản phẩm của Việt Nam trên thị trường thế giới cũng như ngay tại nước ta. Kinh tế Campuchia còn rất nhiều vấn đề - từ tham nhũng đến sự thiếu công khai minh bạch trong thực thi luật pháp như bất kỳ một nước đang phát triển nào ở thời kỳ ban đầu này. Tuy nhiên, điều khác với nhiều nước đang phát triển khác là sự ổn định ngày càng gia tăng, chính phủ quyết tâm vận dụng cơ chế kinh tế thị trường trong khung khổ của WTO, người tài được thu dụng và được đưa vào nhiều trọng trách trong cơ quan nhà nước, sự điều hành đất nước đang hướng về pháp quyền theo những điều kiện cụ thể của đất nước này.

Hàn thử biểu thứ nhất để đo sự phát triển của Campuchia hiện nay là: cho đến hết thập kỷ trước, kinh tế Campuchia chỉ tăng trưởng khoảng 5% năm hoặc thấp hơn, với lạm phát là 2 con số. Song từ 3 năm nay tăng trưởng GDP bình quân của Campuchia là 11,4% (cao hơn Việt Nam), với chỉ số lạm phát khoảng 5% (năm 2006 chỉ số này là 4,7% - IMF 2007). Hàn thử biểu thứ hai để đo sự phát triển này là nhiều tập đoàn lớn của Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Úc đang rót vốn vào nhiều đề tài kinh tế quan trọng, thị trường chứng khoán đã xuất hiện, Chính phủ Campuchia được đánh giá là chính phủ thân thiện với kinh doanh. Một nhà kinh tế Hàn Quốc nhận định: Sự hoang dã trong nền kinh tế Campuchia hiện nay không khác gì tình hình ở Hàn Quốc cách đây nửa thế kỷ, thế nhưng Campuchia đã đi tới một điểm… “…con chuột nhắt châu Á – bài báo này ví Campuchia như vậy - sẽ gầm lên!..” (Tham khảo bài “Cambodia, long an Asian mouse, may be ready to roar” của Erika Kinetz, International Herald Tribune, Friday, July 27, 2007 và nhiều bài khác về đề tài này )

Rõ ràng ta đi một bước, Campuchia cũng đi một bước, song rồi đây ai biết mèo nào sẽ cắn mỉu nào?

Xin hãy đến thăm một xí nghiệp có FDI về ô-tô ở Trung Quốc…

Có thể nhận thấy ngay Trung Quốc cũng bắt đầu từ FDI, đã đi qua đủ những cung đoạn, từ lắp ráp, gia công, tham gia chế tác.., bây giờ là tiến lên tự chế tác, tự thiết kế, tự sản xuất và tự đặt ra thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình… Tự nhiên bạn sẽ hiểu ngay vì sao ô-tô Trung Quốc đã bắt đầu len được vào thị trường Mỹ và châu Âu! Tất cả những cung đoạn này Trung Quốc đã đi qua trong vòng 30 năm! Tất cả những cung đoạn này nói lên ý chí và nội dung phát huy nội lực - và hình như rất khác với nội dung phát huy nội lực của ta. Trung Quốc còn có nhiều sản phẩm công nghệ cao khác đã trải qua con đường như thế…

Tôi tự hỏi, tầm nhìn nào, luật pháp nào và chính sách nào đã đưa Trung Quốc lên con đường này với những bước đi bài bản và ngoạn mục trong khoảng thời gian ngắn như vậy?

Ta cũng đi trên con đường này 22 năm rồi - nghĩa là 2/3 thời gian con đường Trung Quốc đã đi, hiện nay ta đang ở đâu?

Xin nói thêm, theo báo chí nước ngoài, có tới 70 - 80% công nghệ thuộc loại hiện đại nhất của Trung Quốc - như công nghệ vũ trụ, hạt nhân, tin học…là do những trí thức người Hoa học tập và sống ở nước ngoài làm ra hoặc đem về. Trung Quốc đã bắt đầu có bộ trưởng là người ngoài Đảng…

Trong vòng 3 thập kỷ, Trung Quốc từ một nền kinh tế khổng lồ lạc hậu trở thành công xưởng của cả thế giới, đang làm cho cả thế giới thán phục, kinh ngạc, sợ hãi.

Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với tất cả sức mạnh chính trị, quân sự trong thời gian không xa, trong khi cứ tiếp tục giương cao ngọn cờ Xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc. Không ít những dự báo về sự xuất hiện siêu cường Trung Quốc. Cả thế giới – trước hết là các nước phát triển, đang lo lắng phải thay đổi như thế nào để thích nghi với thực tế này. Sự xuất hiện “công xưởng của thế giới” này được nhiều người đánh giá là sự kiện kinh tế quan trọng nhất trên thế giới kể từ cuộc cách mạng công nghiệp (bắt đầu từ cuối thế kỷ XVIII), vì nó đang biến đổi sâu sắc cấu trúc và quan hệ kinh tế thế giới hiện tại!

Sát nách cái “công xưởng của thế giới”, nước ta nghĩ gì? Ta đi một bước, Trung Quốc cũng đi một bước là như thế đấy (Tham khảo: “The Chinese Economy: Transitions and Growth” của Barry Naughton, The MIT Press, New York, 2007).

(Còn nữa)

  • Nguyễn Trung (Theo Vietnamnet)
 

Xem tin theo ngày Chọn lịch rồi chọn ngày xem tin       |          Đầu trang
 

Các tin khác
 Khai giảng Khóa học Giám đốc Điều hành tổ chức tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp Tiền Giang (10/05/2024)
  (23/08/2023)
 Kế hoạch khai giảng các khóa học Bồi dưỡng nghiệp vụ tháng 11 và 12/2019 (30/10/2019)
 Lớp Tập huấn Quản lý tài chính Kế toán; Quản lý tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập (30/10/2019)
 Khai giảng Khóa học Giám đốc Điều hành tổ chức tại Lực lượng Thanh niên xung phong TP. HCM (30/10/2019)
 Khai giảng Khóa học Giám đốc Điều hành tổ chức tại Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn (29/10/2019)
 Khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp – Hành chính sự nghiệp – Tập huấn Thông tư 107/2017/TT-BTC (08/03/2018)
 THÔNG BÁO ÔN THI SÁT HẠCH CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG (08/03/2018)
 ÔN TẬP Thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản (08/03/2018)
 Thông báo Ôn thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản (27/02/2018)
 khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp – Hành chính sự nghiệp và Tập huấn Thông tư 107 (27/02/2018)
 Lễ Khai giảng lớp Bồi dưỡng Kiến thức cho Đơn vị Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (17/08/2017)
 ĐÁP ÁN BỘ ĐỀ THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG (14/04/2017)
 Quyết định Thành lập Ban biên soạn Bộ đề thi và Đáp án Các môn thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề Môi giới BĐS (17/10/2016)
 Nguyên tắc ba C: “Chất lượng – Công nghệ - Chuỗi giá trị” – chìa khóa của hội nhập (17/10/2016)
 BỘ CÂU HỎI THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG (17/10/2016)
 Lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp (17/10/2016)
 THÔNG BÁO VỀ VIỆC TỔ CHỨC KỲ THI SÁT HẠCH KIẾN THỨC MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN (LẦN THỨ 2/2016) (09/09/2016)
 Thư Cảm ơn (05/08/2016)
 Thông báo Về việc tổ chức kỳ thi sát hạch kiến thức môi giới bất động sản (lần thứ I/2016) (05/08/2016)
 Khai giảng khóa học Giám đốc điều hành (CEO) tại Công Ty Tnhh Mtv Dịch Vụ Công Ích Thanh Niên Xung Phong (03/11/2015)
 TỔ CHỨC KHÓA HUẤN LUYỆN KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH (08/04/2015)
 THÔNG BÁO TẬP HUẤN THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (01/04/2015)
 THÔNG BÁO TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG THEO NGHỊ ĐỊNH 16/NĐ-CP NGÀY 14/02/2015 (01/04/2015)
 Chương trình đào tạo thực hành nghiệp vụ Tài chính Ngân hàng (05/11/2014)
 Khai giảng lớp Giám đốc điều hành học ngày Thứ 7 (Sáng + Chiều) (04/06/2014)
 THÔNG BÁO CHIÊU SINH KHÓA HỌC BỒI DƯỠNG KẾ TOÁN TRƯỞNG THÔNG TƯ 199/2011/QĐ-BTC VÀ THÔNG TƯ 163163/2013/TTLT-BTC-BNV TẠI TP.HCM VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG (02/06/2014)
 Kết quả kiểm tra các khóa học (05/10/2013)
 Đã có chứng nhận các khóa học (01/10/2013)
 Xin chúc mừng Thầy Vương Hoàng Thanh - giảng viên các khóa học Giám sát thi công và Quản lý dự án của CPA được trao tặng Huân chương Lao động hạng ba của Chủ tịch nước (16/01/2012)
 Lớp bồi dưỡng Nghiệp vụ đánh giá dự án đầu tư (13/07/2011)
 Khắc tên 16 nghìn tiến sỹ - xin can, xin can! (13/10/2008)
 Ẩn số quan hệ giữa ngân hàng và bất động sản tại Việt Nam (08/10/2008)
 Giáo dục VN: Loay hoay tìm cách phát minh lại... cái bánh xe (25/09/2008)
 Bộ Xây dựng công bố chỉ số giá xây dựng QII/2008 (04/09/2008)
 Thấy gì về nhà cao tầng ở Việt Nam (19/08/2008)
 Sự cố khi xây dựng phần ngầm công trình: Hoàn toàn có thể tránh được (04/08/2008)
 Địa ốc TP HCM có dấu hiệu bị làm giá (31/07/2008)
 Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng (28/07/2008)
 Hoa hậu và cú đấm của con rể bà Tư Hường (19/07/2008)
 Đất và nông dân - Tác giả: Nguyên Ngọc (02/07/2008)
 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI KHI HƯỚNG DẪN ĐO BÓC KHỐI LỰƠNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (01/07/2008)
 Một số điểm cần lưu ý khi điều tiết cung - cầu trên thị trường bất động sản (27/06/2008)
 Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành mẫu Hồ sơ mời thầu áp dụng cho gói thầu xây lắp (19/06/2008)
 Những cây cầu ấn tượng trên thế giới (18/06/2008)
 Quá ít kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp (06/06/2008)
 Niềm tin, thông tin, và điều hành vĩ mô (05/06/2008)
 Thị trường bất động sản “đóng băng”: Các doanh nghiệp địa ốc... còn rất lãi! (05/06/2008)
 Hội thảo về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng (04/06/2008)
 Thiết kế kháng chấn các công trình nhà cao tầng ở Việt Nam (03/06/2008)
 Kinh nghiệm về xây dựng phát triển nhà ở cao tầng tại Nhật Bản - đối chiếu với mô hình Singapore (02/06/2008)
 Đào tạo nghiệp vụ định giá xây dựng: Nếu không thông báo hoạt động sẽ bị đình chỉ (09/05/2008)
 Chứng chỉ hành nghề hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (08/05/2008)
 Công bố cơ sở đào tạo bất động sản đạt chuẩn (24/04/2008)
 Năm giải pháp bình ổn thị trường bất động sản (20/04/2008)
 LÁ THƯ NGƯỜI CHỦ GỞI ĐẦY TỚ (01/04/2008)
 Tiêu chuẩn kỹ sư định giá xây dựng (23/03/2008)
 Giá văn phòng cho thuê tại Việt Nam: Đắt thứ 13 trên thế giới (23/03/2008)
 Các môn chung - một vấn đề của Đại học thời hội nhập (13/03/2008)
 Cao ốc Pacific: Lấp hầm bằng đất, nước hay không khí? (07/03/2008)
 Dự án có “lãi ngầm”! (07/03/2008)
 Tăng trưởng của Việt Nam có thực sự nhanh và bền vững? (21/02/2008)
 Lựa chọn Thành công: Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam (17/02/2008)
 NHỮNG CON SỐ KINH HOÀNG VỀ GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (16/02/2008)
 Thông tin về khóa học Bất động sản tại TP. HCM (12/02/2008)
 Vân Phong: Lợi ích dân tộc phải lớn hơn lợi ích nhóm (23/01/2008)
 Khởi đầu cho những cải cách sâu rộng (22/01/2008)
 Cái tâm của người nắm quyền lực công (15/01/2008)
 Luận án tiến sĩ (24/10/2007)
 Điều kiện để kinh doanh bất động sản (18/10/2007)
 Giáo dục đại học - trách nhiệm đối với quá khứ và tương lai (16/10/2007)
 Lại chuyện triết lý giáo dục (03/10/2007)
 Tinh thần Hiến pháp (24/09/2007)
 Xin được đối thoại với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về vấn đề giáo dục (19/09/2007)
 Lấy ý kiến nhân dân về các đề án nhà Quốc hội mới (14/09/2007)
 PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC: THỰC TẠI VÀ TƯƠNG LAI. Bài 3: Sự nghiệp của toàn dân, đất nước của nhân dân (22/08/2007)
 PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC: THỰC TẠI VÀ TƯƠNG LAI. Bài 2: Nghĩ về tầm nhìn (21/08/2007)
 Giấy đỏ, Giấy hồng, Giấy xanh và ... Giấy tay (19/08/2007)
 Cáp treo Vinapeal và "tư duy tổ mối" (12/08/2007)
 Tổng thanh tra: 'Tôi đã từ chối nhiều quà bất thường' (04/08/2007)
 Cạnh tranh xé rào hay cuộc chạy đua xuống đáy (16/06/2007)
 THAM NHŨNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (25/05/2007)
 Vay thêm 1 tỉ USD, rót vào đâu? (16/05/2007)
 Bài 3 - Triết lý phát triển: Vai trò tiên phong của hệ thống (02/05/2007)
 Bài 1: Đột phá từ triết lý phát triển (28/04/2007)
 Bài 2: Đi tìm Triết lý Phát triển cho Việt Nam (28/04/2007)
 Thi công gói thầu số 7, dự án vệ sinh môi trường TP.HCM, lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Trách nhiệm chậm tiến độ, do ai? (17/04/2007)
 Xin hỏi Bộ trưởng Vũ Văn Ninh (03/04/2007)
 Newton cũng thua chứng khoán (01/03/2007)

 
 
  Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh  123123123  123   

Bản quyền thuộc về Trung Tâm Đào Tạo Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ CPA
Website được thiết kế và phát triển bởi Công ty TNHH Viễn Thông Tin Học TaViCo